CEO Microsoft tuyên chiến thẳng mặt Google trước tòa: Vụ kiện chống độc quyền của Bộ tư pháp Mỹ ngày càng gay cấn
Phải chăng Microsoft đang có những bước đi hạ bệ Google để vượt mặt Apple trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới?
- Đánh cắp iPhone trưng bày tại Apple Store: "Miếng bánh" không dễ ăn như tưởng tượng
- CEO Mai Triều Nguyên: Người dùng giờ thông minh hơn, họ không bỏ 10 đồng ra chỉ để dùng được có 2 đồng
- Thương hiệu giày Việt Biti's, Bita's, Ananas... đứng đâu trên sàn đấu nội địa, khi các đối thủ ngoại Adidas, Nike cũng đều "made in Vietnam"?
- Từng suýt thất bại giống Kodak, BlackBerry vì chỉ sống dựa vào Windows, Microsoft tái sinh ngoạn mục nhờ tuân theo 3 bài học quan trọng
Tờ Washington Post cho hay CEO Satya Nadella của Microsoft đã thừa nhận trước tòa án rằng tập đoàn này sẵn sàng chi hơn 10 tỷ USD mỗi năm cho Apple để thay thế Google trở thành công cụ tìm kiếm ưu tiên trên các thiết bị của nhà táo khuyết.
Động thái này được đánh giá là một lời tuyên chiến thẳng mặt chính thức từ phía Microsoft kể từ khi hãng thực hiện cuộc đua phát triển công cụ tìm kiếm tích hợp trí thông minh nhân tạo (AI) sau thành công của ChatGPT.
Hiện vụ kiện chống độc quyền của Bộ tư pháp Mỹ nhằm vào Google đang diễn ra cực kỳ gay cấn với các nhân chứng đến từ cả Apple lẫn Microsoft.
Trong đó phía Microsoft đặc biệt nhấn mạnh việc Google trả hàng tỷ USD tiền phí mỗi năm trích phần trăm doanh thu cho Apple để được làm công cụ tìm kiếm mặc định có thể coi là hành vi độc quyền.
Phía Bộ tư pháp Mỹ cũng cùng quan điểm khi cho rằng việc các sản phẩm smartphone bán ở Mỹ tự động mặc định Google làm công cụ tìm kiếm là một động thái độc quyền.
Microsoft vs Google
Theo ước tính của Sanford Bernstein, tập đoàn Google sẽ trả khoảng 18-19 tỷ USD cho Apple trong năm nay vì đã sử dụng công cụ tìm kiếm mặc định này.
Đây là nguyên nhân chính khiến CEO Nadella bức xúc cho rằng Microsoft không thể cạnh tranh được với Google dù hãng sẵn sàng trả khoản tiền tương đương cho Apple để quảng bá công cụ tìm kiếm Bing của tập đoàn.
“Toàn bộ quan điểm cho rằng người dùng có quyền lựa chọn...là hoàn toàn sai lầm. Công cụ mặc định là điều quan trọng duy nhất ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm của người dùng”, CEO Nadella cho biết.
Phía Google phản bác rằng những công ty như Apple có quyền tự do lựa chọn các công cụ tìm kiếm nhưng vẫn chọn họ là bởi chất lượng dịch vụ tốt nhất, đồng thời cho rằng những sản phẩm như ChatGPT của đối thủ Microsoft đang làm loạn thị trường tìm kiếm trực tuyến.
Theo Washington Post, tập đoàn Microsoft sẽ là bên được hưởng lợi nhiều nhất nếu Google bị phạt không được hợp tác cùng Apple nữa.
Công cụ tìm kiếm Bing của hãng từ lâu đã nung nấu ý định soán ngôi Google, vốn đang chiếm 90% thị phần tìm kiếm trực tuyến toàn cầu.
Phiên tòa chống độc quyền của Mỹ hiện đang xem xét liệu Google có đang dùng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh để giữ thế độc quyền trước các đối thủ như Bing hay không.
Trong phiên tòa, CEO Nadella của Microsoft đã thẳng thắn cho rằng mảng công cụ tìm kiếm hiện đang là dịch vụ đem lại nhiều lợi nhuận nhất ngành phát triển phần mềm.
Đây chính là lý do mà Microsoft tiếp tục phát triển Bing dù thị phần bao năm qua vẫn ở mức thấp.
Tờ Washington Post nhận định tập đoàn Microsoft cũng từng lâm vào tình cảnh tương tự Google nên họ hiểu rất rõ cần làm gì để tận dụng lợi thế hoàn cảnh.
Vào năm 1998, Bộ tư pháp Mỹ đã từng thực hiện phiên tòa chống độc quyền với Microsoft khi cáo buộc họ ép các nhà sản xuất máy tính cá nhân phải dùng trình duyệt web Internet Explorer cùng những phần mềm mặc định khác của mình nếu muốn sử dụng hệ điều hành Window.
Sau khi vụ án được chấm dứt, Microsoft đã phải tuân thủ các quyết định của tòa án và tạo cơ hội cho Chrome của Google trỗi dậy thống trị thị trường trình duyệt web.
Nạn nhân cũ
Quay ngược dòng lịch sử, CEO Nadella trước khi kế nhiệm Steve Ballmer để lãnh đạo Microsoft vào năm 2014, người đàn ông này chính là nhà quản lý thúc đẩy hãng phát triển công cụ tìm kiếm riêng để đối đầu Google vào năm 2007.
Kết quả của cố gắng này là Bing ra đời vào năm 2009.
Đầu năm 2023, Microsoft tiếp tục lật lại cuộc đua này trước sự thành công của ChatGPT bằng việc ứng dụng công nghệ AI vào sản phẩm Bing.
Dù thu hút được sự chú ý từ công chúng nhưng cho đến hiện tại, thị phần ngành tìm kiếm trực tuyến của Bing vẫn rất nhỏ bé so với Google.
CEO Nadella cũng than phiền rằng Google đang dùng chiến thuật “cây gậy và củ cà rốt” nhằm khiến các hãng sản xuất điện thoại phải dùng công cụ tìm kiếm của họ làm mặc định.
Ví dụ như việc ép các nhà sản xuất điện thoại Android dùng công cụ tìm kiếm Google làm mặc định nếu muốn tiếp tục dùng chợ ứng dụng Google Play.
“Nếu không có Google Play, một chiếc điện thoại Android chẳng khác gì cục gạch. Đấy là kiểu độc quyền mà không tài nào vượt qua nổi”, CEO Nadella nói.
Đáp trả, phía luật sư Google viện dẫn từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Bing lại là...Google.
Đồng thời các luật sư cũng ép CEO Nadella phải thừa nhận rằng Google đã đầu tư nhiều hơn Microsoft cho công cụ tìm kiếm của mình so với Bing, một điều dễ hiểu khi công ty do Bill Gates sáng lập vốn không lập nghiệp từ mảng này.
Ngoài ra, đoàn luật sư của Google cũng yêu cầu Nadella cam kết Microsoft sẽ ẩn thương hiệu Bing nếu họ được làm công cụ mặc định trên Apple.
Dù từ chối yêu cầu này nhưng CEO Nadella cũng thừa nhận khả năng trên khi từng đàm phán với Apple về việc nhà táo khuyết dùng công nghệ phát triển của Bing để tự xây dựng công cụ tìm kiếm cho riêng mình.
Nếu thành công Microsoft có thể lật ngược thế cờ với Google trong mảng tìm kiếm, làm gia tăng tổng mức vốn hóa để thu hẹp khoảng cách với Apple, tập đoàn giá trị nhất hiện nay trên thế giới.
*Nguồn: Washington Post
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"