CEO NVIDIA: Dù được phát miễn phí, chip AI của các đối thủ cũng không cạnh tranh nổi GPU của NVIDIA
CEO Jensen Huang tuyên bố đầy tự tin về khả năng cạnh tranh của GPU NVIDIA trước các đối thủ trên sân chơi chip AI.
- Windows 95 có gì mà lại là hệ điều hành CEO Nvidia yêu thích nhất?
- CEO Nvidia: 30 năm qua, Windows 95 vẫn là hệ điều hành mà tôi thích nhất
- Nvidia trên đà vượt mặt Apple nếu công ty vẫn chậm chân trong lĩnh vực AI
- NVIDIA cũng có "ChatGPT" của riêng mình với 7 tính năng "ăn đứt" ChatGPT chính hãng
- Jeff Bezos, Nvidia, Microsoft cùng OpenAI đầu tư cả trăm triệu USD vào một công ty làm robot hình người
Song hành với sự bùng nổ các mô hình trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu là cuộc đua không kém phần khốc liệt nhằm tạo ra các bộ xử lý AI để tối ưu việc đào tạo, vận hành các công cụ AI này. Hiện tại rõ ràng người đang dẫn đầu không ai khác ngoài NVIDIA với các GPU giúp tăng tốc AI đã trở thành tiêu chuẩn cho toàn ngành. Ngôi vương trong lĩnh vực chip AI đã giúp NVIDIA trở thành công ty giá trị thứ 3 thế giới, sau Microsoft và Apple.
Sự phát triển thần kỳ của NVIDIA cũng kéo theo hàng loạt đối thủ nhảy vào lĩnh vực chip AI này. Không chỉ là các cái tên quen thuộc trong ngành công nghiệp chip như Intel, AMD mà còn cả các startup với những nền tảng chip tùy chỉnh khác như ASIC, ARM.
Nhưng điều đó không làm NVIDIA lo ngại, đặc biệt là CEO của công ty, ông Jensen Huang. Trong cuộc phỏng vấn mới đây với ông John Shoven, Cựu giám đốc của SIEPR, khi được hỏi rằng: "Liệu có khả năng ông sẽ đối mặt với sự cạnh tranh được cho là đủ tốt – có thể không tốt bằng NVIDIA – nhưng đủ tốt và rẻ hơn nhiều? Liệu đây có phải là một mối đe dọa?"
Ông Huang đã tự tin trả lời rằng, các sản phẩm của NVIDIA tốt đến mức "ngay cả khi chip của các đối thủ cạnh tranh được cho không, nó vẫn không đủ rẻ" để cạnh tranh.
Ông Huang giải thích điều tưởng chừng vô lý này là vì – chỉ những người mua và bán chip mới quan tâm đến giá của chúng – còn những người muốn vận hành các trung tâm dữ liệu khổng lồ chỉ quan tâm đến chi phí vận hành.
Đó chính là lợi thế của NVIDIA khi mang lại TCO (Tổng chi phí sở hữu) một cách hiệu quả, nhờ vào các lợi thế trong việc triển khai, hiệu năng, mức độ sử dụng và tính linh hoạt. Không chỉ cung cấp các GPU mạnh mẽ, NVIDIA còn giúp khách hàng thiết kế các bộ xử lý AI tùy chỉnh và tiết lộ sớm lộ trình ra mắt sản phẩm công ty. Điều này giúp khách hàng dù phải chi ra hàng chục nghìn USD cho mỗi GPU AI của NVIDIA, nó vẫn hiệu quả hơn nhiều so với sử dụng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Một lợi điểm khác của GPU AI NVIDIA được ông Huang nhắc đến trong cuộc phỏng vấn là trong khi bạn có thể xây dựng một con chip xử lý tốt một thuật toán cụ thể nào đó, các GPU của NVIDIA lại có thể lập trình được – nghĩa là nó có thể được lập trình lại để chạy tốt bất kỳ thuật toán nào mà không phải thay đổi phần cứng.
Một trung tâm dữ liệu điển hình sẽ phải phục vụ hàng loạt nhu cầu khách hàng khác nhau, từ các dịch vụ tài chính cho đến sản xuất, và vì vậy, nó cũng phải chạy tốt nhiều loại thuật toán khác nhau. Đó là lý do ông Huang cho rằng nền tảng chip mà NVIDIA cung cấp là "một tiêu chuẩn tuyệt vời … cho mọi công ty máy tính đám mây", thu hút mọi công ty tìm đến phần cứng của NVIDIA.
Ưu thế khổng lồ của NVIDIA trên thị trường cũng như nguồn cung khan hiếm đang kéo theo nhiều lời chỉ trích với công ty. Một số khách hàng cho biết, họ sợ không dám nói chuyện với các đối thủ cạnh tranh về chip AI của NVIDIA do lo ngại đơn hàng bị trì hoãn. Một liên doanh cũng được thành lập để nỗ lực lật đổ ngôi vị thống trị của mô hình lập trình CUDA do NVIDIA tạo ra.
Chắc chắn tuyên bố của ông Huang khiến nhiều đối thủ khó chịu, nhưng với vị thế hiện tại của NVIDIA thật khó để chứng minh đó là một lời nói sai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời