Dường như CEO Evan Spiegel của Snapchat không hề tin vào phương châm nổi tiếng của Facebook: “Tiến thật nhanh và phá vỡ mọi thứ” (Move fast and break everything).
Phương châm này của Mark Zuckerberg đã sớm vượt ra khỏi giới hạn ngành công nghiệp công nghệ cao và tiến bước vào nền văn hóa pop qua những chương trình giải trí như “Thung lũng Silicon” của HBO. Tuy nhiên, Evan Spiegel lại không hề đánh giá cao điều này.
Evan Spiegel không tán thành với phương châm "tối cao" của Facebook.
Trong một bài phỏng vấn gần đây với Jessi Hempel của tờ Wired, CEO của Snapchat cho biết: “Khi là một nhà kiến thiết ra những thứ mới mẻ thì đáng lẽ bạn phải hiểu được rằng: tốc độ chẳng mang lại được lợi ích gì đối với những việc bạn đang làm cả. Bạn là người tạo ra những sản phẩm mới, những trào lưu mới cơ mà. Nhanh để làm gì? Đua với ai mà cần nhanh? Điều thực sự quan trọng là bạn phải làm việc thật cẩn thận và tỉ mỉ”.
Không có gì lạ khi Spiegel chỉ trích tư tưởng nền tảng cho chiến lược kinh doanh của Facebook như vậy. Snapchat và Facebook vốn đang cạnh tranh khốc liệt để có được những hợp đồng quảng cáo béo bở cũng như thu hút được nhiều người dùng hơn.
Facebook và Snapchat vốn là hai đối thủ không đội trời chung.
Trái ngược với Facebook, Snapchat đang thực hiện đúng theo quan điểm của Spiegel. Trong khi đối thủ liên tục thử nghiệm những tính năng mới cùng hàng loạt tinh chỉnh để cải thiện trải nghiệm của người dùng, Snapchat lại thường phát triển các công nghệ mới trong nội bộ trước khi chính thức ra mắt để người dùng có thể sử dụng.
Snapchat luôn đi ngược lại với quan điểm của Facebook.
Tuy nhiên, Spiegel cũng nhận ra tâm lý “di chuyển nhanh” của một bộ phận nhân công mà Snapchat đã thuê về từ thung lũng Silicon. Ông bày tỏ sự ngạc nhiên trong bài phỏng vấn của mình: “Sao họ lại thế nhỉ? Tư tưởng này vô lý hết sức”.
Theo BusinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI