CEO Viettel Nguyễn Mạnh Hùng: Viettel đưa CNTT trở thành dịch vụ giống như dịch vụ viễn thông

    M.T, Theo ICTnews 

    Khẳng định Viettel hiện đã trở thành một công ty CNTT hàng đầu tại Việt Nam và trên toàn cầu, CEO Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cũng chia sẻ cách làm của tập đoàn này với lĩnh vực CNTT, đó là đưa CNTT trở thành dịch vụ, giống như dịch vụ viễn thông để giảm đầu tư cho các đơn vị.

    CEO Viettel Nguyễn Mạnh Hùng: Viettel đưa CNTT trở thành dịch vụ giống như dịch vụ viễn thông - Ảnh 1.

    Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, CEO Viettel phát biểu tại lễ ký kết hợp tác với Bộ LĐTB&XH.

    Trong phát biểu tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác ứng dụng CNTT, viễn thông trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội giai đoạn 2017 - 2020 giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và Tập đoàn Viettel diễn ra vào cuối tháng 9 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel cho biết, nhiều người thường biết đến Viettel là một doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua, Viettel đã có nhiều sự chuyển dịch lớn. "Viettel hiện nay đã trở thành một công ty CNTT hàng đầu tại Việt Nam và trên toàn cầu", ông Hùng khẳng định.

    Trong phát biểu tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác ứng dụng CNTT, viễn thông trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội giai đoạn 2017 - 2020 giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và Tập đoàn Viettel diễn ra vào cuối tháng 9 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel cho biết, nhiều người thường biết đến Viettel là một doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua, Viettel đã có nhiều sự chuyển dịch lớn. “Viettel hiện nay đã trở thành một công ty CNTT hàng đầu tại Việt Nam và trên toàn cầu”, ông Hùng khẳng định.

    Cũng theo chia sẻ của ông Hùng, Viettel còn là công ty dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam, sau khi thành công ở hướng cung cấp dịch vụ đã chuyển sang lĩnh vực công nghệ cao. Hiện nay, Viettel tập trung vào 2 mũi chính công nghệ cao là công nghiệp quốc phòng và công nghệ điện tử viễn thông.

    Cùng với đó, an ninh mạng là một trong những trọng tâm mà trong khoảng 3 năm trở lại đây Viettel đầu tư rất mạnh. Và một lĩnh vực hoạt động nữa của Viettel được khá nhiều người biết đến là đầu tư ra nước ngoài.

    Đề cập đến lĩnh vực CNTT, người đứng đầu tập đoàn Viettel cho rằng: “CNTT nghe tương đối phức tạp, nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là những gì chúng ta đang làm bằng tay, bằng văn bản giấy tờ thì giờ đây chúng ta tự động hóa nó. Và cách chúng ta điều hành tổ chức sẽ có một số thay đổi liên quan đến các công cụ hỗ trợ CNTT”.

    Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, Viettel hiện có khoảng hơn 2.000 lập trình viên hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên, khác với những doanh nghiệp khác, ở Viettel 100% nguồn lực này là để tập trung triển khai các dự án của tập đoàn. “Một số doanh nghiệp CNTT có làm outsourcing nhưng ở Viettel tập trung chủ yếu vào các dự án của mình và khách hàng của tập đoàn mình”, ông Hùng nói.

    Người đứng đầu tập đoàn Viettel khẳng định, hiện tại Viettel có đầy đủ nguồn lực để triển khai các hệ thống ứng dụng CNTT cho các bộ, ngành, địa phương, bao gồm cả nguồn lực công nghệ, con người, tài chính, hạ tầng cũng như kinh nghiệm. Trong đó, nói về kinh nghiệm, Viettel đã cung cấp dịch vụ CNTT cho Văn phòng Chính phủ và khá nhiều bộ, ngành ở Việt Nam cùng nhiều Chính phủ trên thế giới. “Về nguồn lực về mặt hạ tầng, Viettel có đầy đủ không những về mặt hạ tầng viễn thông mà cả hạ tầng CNTT. Hiện nay, IDC - Data Center lớn nhất Việt Nam thuộc về Viettel. Với nguồn lực đó, gần như ngay sau khi ký kết hợp tác với các đơn vị, nhiều nội dung công việc có thể triển khai ngay”, ông Hùng chia sẻ.

    Về cách làm của Viettel, theo chia sẻ của ông Hùng, đó là đưa CNTT trở thành dịch vụ, giống như dịch vụ viễn thông, để tránh việc các đơn vị, doanh nghiệp khác phải đầu tư. Ông Hùng phân tích: "Thực tế, những năm qua, đa số các bộ, ngành, đơn vị đều có một đội ngũ đáng kể phụ trách mảng CNTT, phải đầu tư, phát triển và duy trì các dịch vụ. Những năm gần đây, theo chỉ đạo của Chính phủ và cũng là xu hướng chung của thế giới, tức là sẽ chuyển các dịch vụ CNTT ra thuê ngoài nhằm tránh tự đầu tư, khai thác".

    Nói thêm về vai trò của người đứng đầu trong việc triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao việc đích thân Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đảm nhận vai trò Trưởng ban chỉ đạo ứng dụng CNTT. Bởi lẽ, theo ông triển khai ứng dụng CNTT là thay đổi cách vận hành bộ máy, do đó sự tham gia chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu sẽ đảm bảo khả năng triển khai nhanh và thành công.

    CEO Viettel Nguyễn Mạnh Hùng: Viettel đưa CNTT trở thành dịch vụ giống như dịch vụ viễn thông - Ảnh 2.

    Thỏa thuận hợp tác mới ký kết giữa Bộ LĐTB&XH và Viettel hướng tới mục tiêu triển khai có hiệu quả các hoạt động ứng dụng CNTT, viễn thông đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động quản lý, điều hành lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

    Theo thỏa thuận hợp tác mới ký kết giữa Bộ LĐTB&XH với Viettel, hai bên thống nhất sẽ hợp tác triển khai 4 nội dung chính, bao gồm: Tư vấn, hỗ trợ ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng và hoàn thiện kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về CNTT; Tư vấn, hỗ trợ việc ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành, hiện đại hóa môi trường làm việc và phục vụ cải cách hành chính và ứng dụng trong lĩnh vực lao động, người có công, an sinh xã hội; Tư vấn, hỗ trợ và phối hợp đảm bảo hạ tầng đường truyền, trung tâm dữ liệu, giao ban trực tuyến và triển khai các chính sách ưu đãi tốt nhất để tạo điều kiện cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của ngành, đặc biệt là người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội dễ dàng tiếp cận các thông tin, ứng dụng CNTT, dịch vụ công trực tuyến; Tư vấn, hỗ trợ các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hạ tầng CNTT, các ứng dụng CNTT và dữ liệu của Bộ.

    Cũng tại lễ ký kết hợp tác với Bộ LĐTB&XH, lãnh đạo Viettel đã cam kết, với nguồn lực sẵn có, tập đoàn này sẽ hỗ trợ Bộ LĐTB&XH để đưa vào vận hành ít nhất 1 ứng dụng trong tháng 12/2017. Và đến năm 2018, sẽ cơ bản đầu tư xong toàn bộ các ứng dụng lõi và đưa vào sử dụng.

    Trước đó, tạiphiên tọa đàm chuyên sâu"Nhận thức về Việt Nam 4.0" trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam - Vietnam ICT Summit 2017 diễn ra đầu tháng 9 vừa qua, CEO Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận định, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam chỉ có "một cửa" là lựa chọn đi trước.

    Theo phân tích của ông Hùng, nền tảng hạ tầng đầu tư cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không tốn nhiều tiền như những cuộc cách mạng công nghiệp trước. "Nền tảng của cuộc cách mạng này là kết nối, là sensor, Data Center… Những đầu tư này chỉ cỡ khoảng 1% thậm chí là 1 ‰ so với những hạ tầng như đường sá, nhà máy công nghiệp nặng… Cho nên, những nước như Việt Nam có đầy đủ điều kiện để có thể xây dựng một hạ tầng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong một thời gian ngắn. Điều này còn dễ hơn nữa bởi Việt Nam có một số doanh nghiệp về hạ tầng tương đối mạnh và hoàn toàn có thể dùng tiền của doanh nghiệp để làm", ông Hùng chia sẻ.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ