Những quy định ngày một khắt khe về nồng độ khí thải oxit nitơ cho phép đang báo hồi chuông chấm dứt cho sự phát triển của động cơ diesel.
Volvo Cars đã lao vào cơn sốt động cơ điện, và cứu cánh cho họ lúc này dĩ nhiên là “giã từ động cơ diesel". Giám đốc điều hành Håkan Samuelsson, gần đây đã tiết lộ với tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung rằng động cơ diesel hiện tại của họ có thể là dòng đời cuối cùng. Samuelsson cho biết điều này là cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải carbon của châu Âu sắp tới, đòi hỏi các nhà sản xuất phải giảm từ 130g/km xuống còn 95g/km vào năm 2021.
Hakan Samuelsson, giám đốc điều hành của Volvo Cars.
Nhưng mục tiêu xa hơn của EU còn bao gồm các quy định về hạn chế nghiêm ngặt các loại khí thải oxit nitơ (NOx) trong tương lai. Lý do đó góp phần khiến Volvo quyết định tập trung cho công việc điện khí hóa.
Như nhiều báo cáo trước đã nêu, NOx là loại khí độc hại có liên quan đến 38.000 vụ tử vong đơn lẻ trong năm 2015. Đóng góp vào con số đó rõ ràng vượt khỏi tầm kiểm soát đối với một nhà sản xuất ôtô đã xây dựng nên danh tiếng ấn tượng về sự an toàn.
Các tin tức đáng chú ý hơn cho rằng phần lớn doanh thu của họ ở châu Âu có được từ động cơ diesel. Ngay thời điểm hiện tại ở Hoa Kỳ, Volvo sử dụng động cơ diesel 2.0L với thị phần nhiều không kém động cơ xăng 2.0L trong các mẫu xe S90, V90 và XC90 .
Samuelsson nói rằng chiếc xe điện hoàn toàn đầu tiên của Volvo sẽ ra mắt thị trường năm 2019. Ông cũng đã gởi một lời khen ngợi cho dòng xe điện của Elon Musk.
Ông nói với Frankfurter Allgemeine Zeitung: "Cần thừa nhận rằng Tesla đã thiết kế ra một chiếc xe mà nhiều người đang khao khát sở hữu. Chúng ta cũng nên phát triển một sản phẩm chất lượng cao và thiết kế hấp dẫn như vậy.”
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"