Trong bối cảnh DataHouse phát triển nhanh chóng, việc quản lý tài chính trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Chị Hoàng Thị Thuỳ Na chia sẻ về trách nhiệm của một CFO khi đồng hành cùng công ty trong giai đoạn khó khăn.
Nền kinh tế biến động - Hướng đi nào cho người làm tài chính?
Năm 2023, DataHouse Asia Consulting, công ty tư vấn công nghệ và phát triển phần mềm với trụ sở chính tại Hawaii, 4 văn phòng ở Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương đã có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô với gần 400 nhân sự. Điều này buộc người làm tài chính như chị Na phải có những dự báo chính xác về doanh thu, chi phí và dòng tiền để cân đối với nguồn lực và đáp ứng với những thay đổi.
Chị Hoàng Thị Thùy Na, CFO trẻ tuổi của Datahouse
Chị Na từng đối mặt với nhiều tình huống không thể dự đoán trước. Chị chia sẻ: "Gần đây, khi nền kinh tế toàn cầu và ngành công nghiệp công nghệ thông tin phải đối mặt với những thách thức tài chính đáng kể, DataHouse cũng không tránh khỏi làn sóng này. Mặc dù vậy, bằng cách duy trì những chính sách quản trị nhân tài chặt chẽ, DataHouse đã đảm bảo được quyền lợi cho nhân viên, tăng lương và thưởng đều đặn và tạo ra một môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ sự phát triển của từng cá nhân. Việc DataHouse đạt được tỷ lệ hài lòng 88% từ nhân viên và được vinh danh là Great Place to Work® trong năm 2023 là minh chứng rõ ràng cho sự cam kết không ngừng của chúng tôi với triết lý: Great People. Great Impact. Greater Good".
Chị Na và triết lý tài chính trong nền kinh tế biến động
Theo chị Na, việc tối ưu hóa chi phí không chỉ đơn thuần là việc cắt giảm, mà là quá trình đánh giá, cân nhắc để đảm bảo mỗi đồng chi phí đều được sử dụng một cách hiệu quả. "Trước khi kết thúc năm tài chính, tôi sẽ tổ chức cuộc họp với các trưởng bộ phận để xây dựng kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo cho các kịch bản kinh doanh. Việc xây dựng các kịch bản kinh doanh như thế đảm bảo rằng, công ty luôn có những chiến lược phù hợp, sẵn sàng ứng biến với bất kể biến đổi nào. Trong môi trường kinh doanh biến động, khả năng thích ứng, sự quyết đoán và việc sử dụng tài nguyên hiệu quả là chìa khóa quan trọng để vươn lên và thành công", chị Na chia sẻ.
Tin tưởng, Đồng hành, Ghi nhận - Phong cách lãnh đạo gắn liền với chị Na
Trong đội ngũ Ban Giám Đốc, Hoàng Thị Thùy Na, Nữ CFO sinh năm 1994, nổi bật không chỉ là lãnh đạo trẻ tuổi nhất, mà còn với triết lý quản lý đầy nhạy bén và linh hoạt. Chia sẻ về quan điểm quản lý, chị Na không ngại chia sẻ những giá trị cốt lõi của mình. Với chị, bí quyết để quản trị con người là khả năng lắng nghe, ghi nhận, tạo cơ hội và đồng hành để cho mọi thành viên đều được phát huy năng lực.
Chị Na cùng team Tài chính - Kế toán tại DataHouse
Một lãnh đạo tận tâm theo chị còn là người hiểu rõ những vấn đề, thách thức của từng thành viên. Điều này giúp cho người lãnh đạo có thể đồng hành và hỗ trợ mỗi cá nhân vượt qua giai đoạn khó khăn. Với phong cách lãnh đạo đồng hành, chị Na thấu hiểu rằng những thành viên nữ đã có gia đình trong phòng ban mình sẽ có những khó khăn riêng, ví dụ như những bận rộn về con cái. Đồng cảm với những khó khăn đó, chị luôn nỗ lực tạo điều kiện thời gian làm việc linh động. Chị Na tin rằng điều này không làm giảm hiệu suất làm việc mà ngược lại, sẽ xây dựng được tinh thần trách nhiệm vào mục tiêu chung của công ty và tạo nên nền văn hóa công ty tích cực. "Khi nhân viên an lòng với những vấn đề gia đình, họ sẽ cống hiến tốt hơn cho công ty," chị chia sẻ, thể hiện sự chú trọng đặc biệt đến việc xây dựng một môi trường làm việc mà nhân viên không chỉ cống hiến mà còn cảm nhận được sự quan tâm và đồng hành từ phía công ty, cũng như ban lãnh đạo.
Không chỉ dừng lại ở việc lắng nghe, chị Na còn tạo cơ hội để mọi người được thử thách và phát triển năng lực trong nhiều mảng khác nhau. "Khi trao cơ hội, thử thách mới cho mọi người, đồng thời chị phải có sự tin tưởng vào nhân viên đó", chị nhấn mạnh. Việc tin tưởng không phải là giao toàn bộ trách nhiệm, mà còn phải cùng đồng hành và hỗ trợ trong toàn bộ quá trình công việc. "Tin tưởng nhưng phải đi cùng đồng hành và hỗ trợ", chị Na chia sẻ.
Hơn hết, việc ghi nhận và động viên cũng rất quan trọng: "Khi mình ghi nhận các bạn, họ sẽ cảm thấy tự tin, vững vàng hơn trên con đường các bạn đang chọn". Việc đánh giá và ghi nhận là cách để tạo động lực cho nhân viên, giúp mọi người cảm thấy những đóng góp, cống hiến của họ đều được coi trọng và có giá trị. Điều đó cũng gắn liền với Triết lý "One Team" của chị. Một thành công nào đó luôn luôn là kết quả từ sự kết hợp của một tập thể, không phải từ một cá nhân. Và điều đó chỉ đạt được khi mình nhận ra điểm mạnh của mình, đồng thời thừa nhận điểm mạnh của những người khác.
Kết thúc buổi chia sẻ, chị Na truyền đạt lời khuyên sắc bén cho những ai muốn bắt đầu sự nghiệp tài chính. Theo chị, thành công đòi hỏi nền tảng kiến thức tài chính – kế toán vững chắc, cùng với sự nỗ lực và học hỏi liên tục. Chị nhấn mạnh việc hiểu rõ giá trị và vị trí của bộ phận Tài chính - Kế toán trong công ty, được ví như là "khung xương của công ty." Bộ phận Tài chính – Kế toán càng chắc chắn thì công ty sẽ càng vững chãi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming