Vào năm 1960, ông cùng với người đồng nghiệp Douglas Engelbart đã sáng chế ra thiết bị ngoại vi có tên gọi "chuột máy tính" (mouse), mang tới cho người dùng một cách tương tác hoàn toàn mới với máy tính
William English, kỹ sư máy tính nổi tiếng người Mỹ vừa qua đời ở tuổi 91 tại nhà riêng ở bang California (Mỹ) vào ngày 26/7 vì suy hô hấp, theo New York Times. Sinh thời, ông được biết đến với vai trò đồng phát minh ra chuột máy tính.
William English
Vào năm năm 1960, ông cùng với người đồng nghiệp Douglas Engelbart (đã qua đời vào năm 2013, thọ 88 tuổi) tại Viện nghiên cứu Stanford (SRI) đã sáng chế ra thiết bị ngoại vi có tên gọi "chuột máy tính" (mouse), mang tới cho người dùng một cách tương tác hoàn toàn mới với máy tính. Ý tưởng về chuột máy tính của Douglas Engelbart và William English được đánh giá là đi trước thời đại.
Vào thời điểm đó, giao diện người dùng của hệ điều hành trên máy tính khá đơn giản. Để thực hiện các tác vụ, người dùng cần gõ câu lệnh bằng bàn phím. Ban đầu, Douglas Engelbart là người đưa ra ý tưởng về việc phát triển chuột máy tính. William English sau đó đã hiện thực ý tưởng trên với nguyên mẫu chuột máy tính đầu tiên.
So với chuột máy tính ở thời điểm 2020, nguyên mẫu này thực sự…đơn sơ và khác biệt hoàn toàn. Nó đơn thuần là một chiếc hộp gỗ thông với hai bánh lăn bên dưới để di chuyển trên bề mặt phẳng.
Vào năm 1971, William English rời SRI và gia nhập hãng công nghệ Xerox PARC. Tại đây, ông đã phát minh ra chuột bi, với phần bánh lăn ở bên dưới chuột được thay bằng một viên bi, giúp cho chuột di chuyển tốt hơn và nhiều chiều hơn.
Mặc dù liên tục được nâng cấp trong giai đoạn sau đó, tuy nhiên, phải cho đến khi giao diện người dùng ra đời vào năm 1981, chuột máy tính mới phát huy được sức mạnh vượt trội của mình so với các thao tác bằng bàn phím và lệnh quen thuộc trước đó. Có thể nói, sự phát triển của cả hai nhân tố này gắn bó chặt chẽ với nhau và chúng đã tạo nên bộ mặt mới của giới công nghệ.
Tham khảo PCGamer
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming