Chắc bạn không biết Apple đã lập công ty ma để giữ kín bí mật về Airpods từ tận năm 2014
Đầu tuần này, Apple đã công bố tai nghe không dây mới có tên AirPods nhưng thực tế cái tên AirPods đã được Apple đăng ký từ năm 2014 nhưng chẳng ai biết.
Cái tên "AirPods" được Apple đăng ký bản quyền bằng một công ty giả có tên "Entertainment in Flight". Theo luật sư thương hiệu Brian Conroy của hãng Rennick Solicitors, Apple lập ra Entertainment in Flight để đăng ký tên cho các sản phẩm mà hãng này muốn ra mắt trong tương lai.
Bên cạnh AirPods, tại sự kiện vừa qua Betas, công ty con của Apple, còn ra mắt tai nghe EP, tai nghe này cũng từng được đăng ký bản quyền tên gọi bởi Entertainment in Flight.
Ngoài ra, Conroy còn khám phá được rằng Apple đã dùng các công ty giả mà họ lập ra để đăng ký bản quyền những cái tên như "Today at Apple", "Apple Touch Bar", và "Apple Smart Button". Tuy nhiên, các sản phẩm/thiết bị dựa trên những cái tên này không rõ có được ra mắt hay không. Và theo Conroy đăng ký bản quyền tên gọi đồng nghĩa rằng Apple có kế hoạch ra mắt sản phẩm dựa trên thương hiệu đó.
Dưới đây là cách Apple bí mật đăng ký trước bản quyền tên sản phẩm của mình trên toàn thế giới và cách mà Coroy tìm ra chúng.
Ngày ưu tiên
Đăng ký bản quyền tên sản phẩm là việc các doanh nghiệp cần làm để các doanh nghiệp khác không thể sử dụng cái tên đó cho một sản phẩm tương tự. Nhưng hầu hết các tên sản phẩm đã được đăng ký sẽ được công khai và điều này chẳng hay ho gì với các hãng như Apple.
Ví dụ, nếu Samsung biết Apple đã đăng ký bản quyền tên gọi AirPods cho tai nghe không dây họ sẽ ngay lập tức phát triển phiên bản tai nghe không dây của riêng mình để cạnh tranh.
Nhưng nếu Apple không đăng ký trước cái tên "AirPods" thì ngay sau khi công bố họ sẽ vướng vào các tranh chấp pháp lý với các hãng khác, những hãng tuyên bố đã sở hữu cái tên này.
"Tôi nghĩ rằng Apple không hề muốn phải đặt những cái tên khác nhau cho một sản phẩm ở những quốc gia khác nhau", Conroy chia sẻ.
Vì vậy, Apple đã đăng ký bản quyền tên sản phẩm ở những quốc gia xa xôi, nhỏ bé như Trinidad và Tobago, Brunei, Indonesia hoặc Jamaica. Ngày họ nộp đơn đăng ký bản quyền tên sản phẩm ở những quốc gia này sẽ trở thành "Ngày ưu tiên" trên toàn thế giới.
Nhờ điều khoản "ngày ưu tiên" trong luật sở hữu trí tuệ mà sau này, khi sản phẩm với cái tên đã được đăng ký bản quyền ra mắt, Apple có thể khẳng định một cách hợp pháp rằng họ sở hữu cái tên này mà không cần phải đăng ký tại Mỹ hoặc châu Âu. Đây là một phương thức cực kỳ thông minh giúp tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc.
Rất nhiều công ty thực hiện phương thức này nhưng Apple là người khéo léo hơn cả. Để đảm bảo sự bí mật, "Táo khuyết" đã đăng ký bản quyền tên sản phẩm tại những quốc gia không đưa cơ sở dữ liệu bản quyền lên mạng. Như vậy, Apple vừa đăng ký được bản quyền tên gọi sản phẩm vừa đảm bảo rằng những cái tên mà họ đã đăng ký bản quyền không dễ để tìm ra.
"Apple đã đăng ký bản quyền tên sản phẩm ở những quốc gia không đưa cơ sở dữ liệu bản quyền lên mạng. Vì vậy, nếu không tới tận những quốc gia này thì không thể nào khám phá được Apple đã đăng ký những gì", Conroy nói.
Đi săn
Conroy duyệt qua gần như mọi đăng ký bản quyền được nộp tại châu Âu vào mỗi buổi sáng và anh để ý rằng có một vài bản quyền thú vị đã được các hãng đăng ký ưu tiên trước đó tại các quốc gia xa xôi. Và Conroy cho rằng Apple hoàn toàn có thể làm như vậy.
Conroy ngay lập tức liên hệ với các cơ quan bản quyền, sáng chế tại các quốc gia đó và nhận được họ cho phép tới văn phòng của họ. Conroy đã nghĩ tới việc đặt vé máy bay nhưng may mắn là ông có một đồng sự ở địa phương.
Nhờ đồng sự này, Conroy tìm thấy rất nhiều đăng ký bản quyền được Apple nộp trong vòng sáu tháng qua. Ông cũng tìm thấy những thương hiệu đã được đăng ký nhưng chưa từng công bố của Samsung, Huawei, Toyota và J.K Rowling.
Theo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"