Theo báo cáo của Morgan Stanley, mức thuế 25% do Trump áp đặt đối với 200 tỷ USD hàng sản xuất tại Trung Quốc có thể khiến chi phí của một chiếc iPhone XS (được bán với giá 999 USD) đội thêm 160 USD nữa.
Xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho Apple và khách hàng của họ thông qua chi phí cho iPhone bị đẩy lên và làm giá cổ phiếu giảm xuống.
Chi phí thuế quan đối với người tiêu dùng cũng không dễ để tính toán, bởi vì mức thuế 25% mới được đánh vào các thành phần, không phải thành phẩm. (Apple AirPods và Apple Watch được miễn thuế bổ sung).
Có lẽ, nếu như cố gắng thì Apple vẫn có thể bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự tăng giá, nhưng giá cổ phiếu thì khó có thể cứu được. Vào ngày 13/5, mối lo ngại về tranh chấp thương mại đã đẩy cổ phiếu giảm gần 6% xuống còn 186 USD, mức giảm mạnh nhất của cổ phiếu Apple kể từ năm 2013. Cổ phiếu Apple đã giảm tới 11% kể từ đầu tháng.
Các lô hàng iPhone đến Bắc Mỹ, thị trường lớn nhất của Apple, đã giảm 19% số lượng xuống còn 14,6 triệu chiếc trong 3 tháng đầu năm. Thuế quan cũng có thể ảnh hưởng đến doanh số iPhone tại Trung Quốc, nơi Apple chiếm 7,4% thị trường và nơi đã chứng kiến doanh số giảm 25% trong 6 tháng qua. Ngày 13/5, Trung Quốc đã công bố kế hoạch áp thuế 25% đối với 2.493 sản phẩm của Mỹ, bắt đầu từ ngày 1/6.
Tổng thống Donald Trump cáo buộc Trung Quốc ủng hộ một thỏa thuận với các quan chức thương mại Mỹ và đã tweet một cảnh báo rằng Trung Quốc không nên trả đũa - sẽ chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn!
Căng thẳng đã tác động mạnh đến chứng khoán Mỹ, khiến cho Dow Jones mất 617 điểm khi kết thúc phiên giao dịch. Apple và Boeing là hai trong số những cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong một lưu ý nghiên cứu, Goldman Sachs cho biết cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm tăng giá tiêu dùng hơn nữa và làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Không giống như Samsung phân phối các nhà máy ở rất nhiều quốc gia khác nhau, Apple sử dụng chuỗi cung ứng của Trung Quốc cho tất cả các sản phẩm của mình, từ iPhone đến iPad và máy tính Macbook. Trong khi Apple bây giờ mới bắt đầu rục rịch tìm cách di dời các nhà máy thì Samsung đã sớm có tới 3 nhà máy ở Việt Nam - quốc gia được cho là sẽ hưởng lợi lớn nhất từ chiến tranh thương mại với chi phí sản xuất thấp và một nền chính trị ổn định. Hơn nữa, các hiệp định thương mại khiến các ngành xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt hưởng lợi, trong đó có ngành công nghiệp lắp ráp chế tạo.
Samsung đã có mặt ở Việt Nam từ có mặt tại Việt Nam gần 20 năm kể từ năm 1996, tính đến cuối 2014, Samsung đã đầu tư vào Việt Nam với tổng số tiền là 12,6 tỷ USD. Và nếu tính đến nay, Samsung đã đầu tư khoảng 9,5 tỷ USD vào Việt Nam kể từ năm 2007. Samsung sản xuất hơn 150 triệu điện thoại thông minh tại các nhà máy của họ ở các tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Samsung hiện hợp tác với 35 nhà cung cấp nội địa "cấp 1". Năm nay, họ đang tìm nguồn cung ứng để nâng lên 42 nhà cung cấp, và con số này dự kiến sẽ tăng lên 50 vào năm 2020.
Ông Trump đã kêu gọi các công ty hãy quay trở lại hoạt động ở Mỹ hoặc ít nhất chuyển đi đâu đó xa Trung Quốc. Xét về cả khoảng cách địa lý và chi phí thì Việt Nam vẫn là sự lựa chọn tốt. Nhưng các nhà phân tích cho biết, đối với Apple, việc chuyển sản xuất khỏi Hon Hai Precision Industry, một bộ phận của tập đoàn sản xuất khổng lồ FoxConn, sẽ tốn nhiều thời gian và vô cùng khó khăn. Có lẽ lần này, Apple đã chậm chân hơn Samsung ở Việt Nam rồi.
Theo Gene Munster của Loup Ventures, Apple đã xem xét chuyển một số chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Nhưng mặc dù có thể tạo ra một kế hoạch dự phòng cho các nhà cung cấp, quy trình lắp ráp cũng sẽ khó khăn hơn nhiều để nhân rộng.
"Khi Apple nghĩ về hoạt động kinh doanh của mình, họ nền nghĩ về sự gia tăng dài hạn trong 10 năm. Do đó, hợp lý nhất là họ phải có các nhà sản xuất và lắp ráp điện thoại khác mà không chỉ tập trung vào Trung Quốc".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"