Với trọng lượng khi vận chuyển vũ khi lên tới hơn 40 tấn, Tu-128 xứng đáng với danh hiệu chiếc máy bay chiến đấu "nặng ký" nhất từng được Liên Xô chế tạo ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Trong lịch sử của ngành không quân, danh hiệu máy bay chiến đấu nặng nề nhất thời kỳ Chiến tranh lạnh có lẽ sẽ thuộc về chiếc máy bay đánh chặn Tupolev Tu-128 của quân đội Liên Xô cũ. Chiếc máy bay này còn được NATO gọi với một cái tên khác là Fiddler.
Vào những năm 50 của thế kỷ trước, lực lượng quân đội của Liên Xô muốn tìm ra phương án để phòng thủ trước khả năng tấn công hạt nhân đến từ Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, những chiếc máy bay đánh chặn chỉ có phạm vi hoạt động vỏn vẹn vài trăm kilomet, còn những quả tên lửa đất đối không thì tầm tấn công còn ngắn hơn thế nhiều lần.
Chính bởi lý do này, mà Liên Xô chỉ có thể phòng thủ ở một vài khu vực chiến lược quan trọng nhất mà thôi. Gánh nặng của việc tìm ra phương án giải quyết vấn đề này đặt hết lên vai của lực lượng phòng không không quân, và đến năm 1955, lực lượng này quyết định sẽ chế tạo một chiếc máy bay đánh chặn có khả năng hoạt động ở phạm vi cực kỳ rộng lớn. Và kết quả cuối cùng được tạo ra là chiếc máy bay Tu-128.
Thông số kỹ thuật:
Phi hành đoàn: 2 người, bao gồm 1 phi công và 1 người quản lý radar.
Chiều dài thân: 30,06 m
Chiều dài cánh: 17,53 m
Chiều cao: 7,15m
Diện tích cánh: 96,94 m2
Trọng lượng: 24,5 tấn
Tải trọng: 40 tấn
Động cơ: Lyulka AL-7F-2 x2
Tốc độ tối đa: 1920 km/h
Tầm hoạt động: 2565 km
Độ cao tối đa: 20km
Đây là chiếc máy bay Tu-128
Chiếc máy bay hoạt động trong quân đội tới năm 1990
Được thiết kế dựa theo chiếc máy bay đánh bom Tupolev Tu-98
Đến năm 1970, có tổng cộng 198 chiếc Tu-128 được tạo ra
Giờ đây, chiếc máy bay này vẫn đứng vững tại Nga, như một biểu tượng còn sót lại kể từ thời chiến tranh lạnh
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?