Theo khảo sát của VINASA tại 352 tổ chức và doanh nghiệp Việt, có gần 95% doanh nghiệp ý thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số. Song, hầu hết các doanh nghiệp này đều đang gặp khúc mắc ở việc nên bắt đầu từ đâu để có một hành trình chuyển đổi số an toàn và hiệu quả?
80% doanh nghiệp thất bại với chuyển đổi số: Vì đâu nên nỗi?
Đây là con số thực tế được chia sẻ từ tại sự kiện Tech Day 2019. Vậy, nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp Việt thất bại với chuyển đổi số?
Thiếu lãnh đạo/chuyên gia có năng lực đổi mới
Theo nghiên cứu của Trung tâm quản trị của Trường đại học RMIT và KPMG Việt Nam, một trong những lí do khiến phần đông doanh nghiệp Việt thất bại là do thiếu lãnh đạo hoặc đội ngũ chuyên gia hiểu biết về quy trình vận hành chuyển đổi số.
Cụ thể, nếu ví doanh nghiệp như một ngôi nhà thì chuyển đổi số chính là việc thiết kế lại ngôi nhà đó, dựa trên cơ sở vật chất sẵn có, để tạo ra không gian sống mới tươi đẹp hơn.
Và để việc thiết kế ngôi nhà doanh nghiệp được hiệu quả, chuyển đổi số cần một đội ngũ kiến trúc sư- những nhà lãnh đạo có năng lực đổi mới. Những người này ngoài việc ý thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, còn có khả năng lãnh đạo quyết đoán, truyền cảm hứng, gương mẫu, giao quyền và động viên nhân sự.
Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu trên, hầu hết các doanh nghiệp Việt lại chưa ý thức được điều này. Thay vào đó, nhiều công ty coi chuyển đổi số là công việc của phòng IT. Và ở chiều ngược lại, những người đứng đầu các phòng ban IT cũng cho rằng chuyển đổi số là công việc của bộ phận mình mà không cần đến sự can thiệp từ lãnh đạo hay các phòng ban khác.
Chưa tìm được "tiếng nói chung" với các nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số
Cơ cấu doanh nghiệp Việt chiếm đến 98% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, có đến 80% doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu biết đến chuyển đổi số. Theo đó, mặc dù rất muốn ứng dụng công nghệ để cải thiện tình hình kinh doanh, song, phần lớn các doanh nghiệp này đều gặp khó khăn khi làm việc với các bên cung cấp dịch vụ chuyển đổi số.
Lí do là bởi bản thân các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế về tư duy, kiến thức chuyển đổi số, chưa có kinh nghiệm và kỹ năng vận hành dẫn đến tình trạng "vịt nghe sấm" khi tiếp xúc và ứng dụng các nền tảng công nghệ mới.
Chưa kể có đến 75% các công cụ chuyển đổi số cung cấp trên thị trường hiện nay được xây dựng từ các nền tảng công nghệ số nước ngoài, chưa thực sự phù hợp với văn hóa và tư duy người Việt. Trong khi các sản phẩm "made by Việt Nam" lại không thực sự thuyết phục về tính năng và đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Chi tiêu "hà tiện" cho chuyển đổi số
Theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam mới đây, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa dám đầu tư mạnh tay cho chuyển đổi số. Theo đó, cơ sở hạ tầng phần cứng vẫn chiếm tỷ trọng đầu tư cao trong các doanh nghiệp này với mức chi lên đến 40%.
Trong khi đó, việc ứng dụng cho các phần mềm công nghệ, đơn cử như với các phần mềm quản trị nguồn lực ERP, CRM… chỉ vào khoảng 14%. Tương tự, việc đầu tư xây dựng và vận hành website hay ứng dụng di động đối với các doanh nghiệp này cũng chỉ chiếm ở mức dưới 20% tổng chi phí.
Bên cạnh đó, tâm lý sợ thất bại, văn hóa đổ lỗi của người đứng đầu doanh nghiệp, thói quen thủ cựu, ngại thay đổi của nhân viên ở nhiều doanh nghiệp cũng là những lí do khiến việc chuyển đổi số ngày càng gian nan và dễ thất bại hơn.
Số hóa dữ liệu khách hàng: Bước đi chậm mà chắc cho doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu của doanh nghiệp. Theo dự báo của IDC, các doanh nghiệp sẽ chi tiêu nhiều hơn cho chuyển đổi số với mức tăng trưởng 17,1% trong 5 năm tới và đạt 2,3 nghìn tỉ USD trong năm 2023. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn nhân lực và chi phí hạn chế, những đầu tư cho chuyển đổi số vẫn cần được tính toán cẩn trọng.
Hãy bắt đầu từ những bước đi nhỏ, chậm mà chắc thông qua việc kiểm soát, số hóa và khai thác tối đa dữ liệu khách hàng.
Vì sao lại là dữ liệu khách hàng? Trong kỉ nguyên 4.0 này, việc sở hữu một kho dữ liệu chất lượng về khách hàng có thể là thành trì vững chắc bảo vệ giá trị của doanh nghiệp, đồng thời cũng là tấm khiên vững chắc giúp doanh nghiệp đương đầu với đối thủ.
Có thể nói, dữ liệu giúp Google nhìn thấy những gì mọi người đang tìm kiếm, Facebook biết những gì người dùng chia sẻ và Amazon biết rõ khách hàng của họ mua gì. Nói khác đi, dữ liệu chính là "con mắt thứ 3" giúp các ông lớn "nhìn thấu tất cả" và vươn tới thành công.
Đối với những doanh nghiệp nhỏ lẻ, dữ liệu là cách giúp bạn thấu hiểu khách hàng, giao tiếp và xây dựng mối quan hệ bền vững với họ. Từ đó thúc đẩy doanh số và đảm bảo một chỗ đứng vững vàng trên thị trường vốn đầy rẫy cạnh tranh.
Nếu muốn tìm một chỗ ngồi an toàn trên chuyến tàu tốc hành 4.0, trước tiên, hãy dành tiền mua một tấm vé bảo mật và khai thác triệt để dữ liệu khách hàng mang tên CRM.
Hơn cả một nơi bảo mật và lưu trữ data tinh gọn, CRM còn là công cụ hỗ trợ khai thác dữ liệu hoàn hảo từ mọi điểm chạm, lưu giữ mọi dấu vết khách hàng và tiếp cận trúng nhóm khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, tại BizFly CRM, lần đầu tiên doanh nghiệp được sử dụng trọn bộ công cụ 3 trong 1: Quản lý Khách hàng- Tinh giản Quy trình Làm việc- Tối ưu Năng suất Sale chỉ với một giải pháp duy nhất!
Tham khảo ngay BizFly CRM với chi phí chỉ 10.000 đồng/ngày tại đây!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"