Chán vũ trụ ảo, Mark Zuckerberg bị ám ảnh bởi một thứ khác, sắp đổi tên Meta một lần nữa?
MetAI là cái tên tiếp theo của Meta?
- Đây là người đàn ông phát minh ra "bảo bối mùa hè" - máy điều hòa, giữa cái nóng khủng khiếp, tiếc gì một like cho ông!
- Đổi mạng sống để lấy vài chiếc like ảo: Thiếu niên 13 tuổi tử vong sau khi “đu trend” TikTok ngỡ vô hại và cảnh báo thương tâm từ cha mẹ
- Tôi từng mê Beijing X7 nhưng chốt VinFast VF 8 là ô tô đầu tiên, dùng ở Hà Giang biết lựa sạc vẫn ổn nhưng còn điểm chưa hợp miền núi
- Vụ nổ điều hòa kinh hoàng từng khiến 1 nước châu Á tuyên bố 'thảm kịch chưa từng có': Cảnh báo loạt sai lầm nghiêm trọng cần tránh
18 tháng trước, Mark Zuckerberg đặt cược tương lai Facebook vào metaverse, thậm chí đổi tên công ty thành Meta. Giờ đây, vị CEO này bắt đầu chuyển sang yêu thích một công nghệ đắt tiền khác - yêu thích đến mức ám ảnh: AI
Theo BI, Zuckerberg và các giám đốc điều hành hàng đầu hiện đang dành phần lớn thời gian cho trí tuệ nhân tạo, theo Giám đốc công nghệ Andrew Bosworth. Công ty này mới đây cũng công bố kế hoạch thương mại hóa AI độc quyền trong tháng 12 - một động thái thể hiện sự đồng thuận với các ông lớn như Google trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ cơn sốt trí tuệ nhân tạo.
Được biết, Meta đã bắt đầu nghiên cứu AI toàn diện vào năm 2013 và gây được ấn tượng mạnh nhờ số lượng các nghiên cứu được công bố.
“Chúng tôi đã đầu tư vào trí tuệ nhân tạo trong hơn một thập kỷ qua và sở hữu một trong những viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới”, Andrew Bosworth chia sẻ với tờ Nikkei. “Chúng tôi chắc chắn có một tổ chức nghiên cứu lớn, với quy mô lên tới hàng trăm người”.
Trước đó hồi tháng 2, Meta cũng thông báo sẽ thành lập tổ chức chuyên phát triển AI tổng quát, song mới đây mới đưa ra mốc thời gian thương mại hóa.
“Chúng tôi rất tự tin rằng mình là người đi đầu”, ông Bosworth nói. “Chúng tôi đã đi tiên phong khá nhiều kỹ thuật phát triển mô hình ngôn ngữ lớn và vừa thành lập một nhóm AI sáng tạo mới từ vài tháng trước. Đây có lẽ sẽ là lĩnh vực mà tôi, CEO Mark Zuckerberg và Giám đốc sản phẩm Chris Cox chú trọng trong thời gian tới”.
Chia sẻ với Nikkei, Bosworth cũng tin rằng trí tuệ nhân tạo của Meta có thể cải thiện một phần hiệu quả của ‘cỗ máy’ quảng cáo bằng cách cung cấp các công cụ phù hợp. Cụ thể, thay vì sử dụng một hình ảnh duy nhất trong chiến dịch quảng cáo, các công ty có thể yêu cầu AI sáng tạo hình ảnh phù hợp với các đối tượng khác nhau. “Nó có thể giúp họ tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc”, Andrew Bosworth nói.
Đáp lại, phản ứng của giới chuyên gia phố Wall không mấy tích cực. Họ cười rằng Facebook có thể sắp đổi tên thành MetAI, giống như cách nó đã đổi tên thành Meta khi CEO của mình bất ngờ thích vũ trụ ảo.
“Hãy để mắt đến tình yêu mới của Zuckerberg, với mọi thứ liên quan đến AI. Có vẻ như năm hiệu quả đang kết thúc và khả năng Facebook đổi tên thành MetAI (dự đoán tốt nhất của chúng tôi) là rất cao”, một số chuyên gia mỉa mai.
Trước đây, Meta từng khẳng định 2023 là Năm hiệu quả, song song với loạt chính sách thắt lưng buộc bụng và cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, tham vọng theo kịp OpenAI, Microsoft và Google trong lĩnh vực AI đồng nghĩa với việc gã khổng lồ này sắp phải chi một khoản phí khổng lồ.
Được biết Meta đã mua rất nhiều chip Nvidia để đào tạo nhân viên mới các mô hình AI sáng tạo. Ước tính chúng có giá khoảng 10.000 USD mỗi cái. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu MetaAI còn sử dụng 2.048 chip Nvidia A100 trong 5 tháng qua để đào tạo một bộ mô hình ngôn ngữ mới, theo Giám đốc điều hành ngành AI Emad Mostaque.
Quảng cáo - nguồn doanh thu chính của Meta, được kỳ vọng sẽ hồi sinh mạnh mẽ nhờ AI. Công nghệ này cũng sẽ được sử dụng trong metaverse - không gian ảo có tính thực tế cao mà Meta đang háo hức phát triển.
“Trước đây, nếu muốn tạo ra một thế giới 3D, bạn cần học rất nhiều về đồ họa máy tính và lập trình. Trong tương lai, bạn chỉ cần mô tả thế giới mà bạn muốn, sau đó để mô hình ngôn ngữ giúp bạn. Nó khiến nhiều người tiếp cận được các nội dung sáng tạo”, Andrew Bosworth nói.
Dù AI đang tạo ra cơn sốt trên toàn cầu, song vẫn tồn tại những lo ngại, đặc biệt về khả năng kiểm soát của con người với trí tuệ nhân tạo. Bằng chứng là mới đây, đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, Elon Musk cùng hơn 1.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã ký một bức thư yêu cầu các biện pháp bảo mật và tạm dừng phát triển các mô hình AI trong bối cảnh công nghệ trí tuệ nhân tạo bùng nổ.
Tuy nhiên, với Bosworth, quan điểm ngừng phát triển trí tuệ nhân tạo là sai lầm.
“Tôi nghĩ việc đầu tư phát triển có trách nhiệm rất quan trọng và chúng tôi luôn đề cao điều đó. Bạn phải hiểu rõ công nghệ trước khi muốn chúng trở nên an toàn”, ông Bosworth nói
Trước đó, trong bản báo cáo tài chính quý IV/2022, Meta hầu như chỉ tập trung nói về công nghệ AI thay vì vũ trụ ảo - thứ vốn được Mark Zuckerberg coi là “tương lai”.
“Về lâu dài, chúng tôi sẽ tập trung vào việc phát triển các nhân vật AI có thể giúp mọi người theo nhiều cách khác nhau”, ông chủ Meta nói, đồng thời cho biết công ty đang khám phá trải nghiệm AI với văn bản trong WhatsApp và Messenger.
Theo BI, Meta cũng đang sử dụng AI nhằm cải thiện nội dung cho người dùng và nâng cao mảng quảng cáo trực tuyến vốn đã chịu thiệt hại nặng từ sau thay đổi bảo mật của Apple.
“Chúng tôi có nền tảng cơ sở hạ tầng để làm điều này với quy mô cực lớn và trải nghiệm mà nó đem lại sẽ vô cùng tuyệt vời”, Mark Zuckerberg nói, đồng thời nhấn mạnh đây hiện đang là dự án nhận được đầu tư lớn nhất của Meta.
Theo: BI, Nikkei
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming