Chàng trai 27 tuổi này đã kiếm hàng triệu đô từ đồ ăn vặt chỉ sau 18 tháng như thế nào?
Sau thất bại với startup đầu tay, Jin đã trở lại "lợi hại" hơn với mô hình subscribe bánh kẹo ở công ty thứ hai.
Từ năm 14 tuổi, Roger Jin đã quyết định mình phải trở thành một doanh nhân.
Ngồi học trong lớp Lượng giác ở trường, Jin đã có cảm giác những thứ anh đang học sẽ chẳng phục vụ gì cho bản thân sau này. Anh kể lại: “Tôi cảm thấy mình bị giới hạn và luôn nuôi đam mê mãnh liệt được tự do làm chủ vận mệnh của mình…Ngay cả khi còn là một đứa trẻ, tôi đã thấy việc trở thành doanh nhân là con đường duy nhất có thể giúp tôi đạt được mục tiêu đó.”
Jin cùng các tình nguyện viên cao tuổi đầu tiên tại kho bánh kẹo của Treats
Nhìn lại quá khứ, chàng doanh nhân hiện nay chỉ hối tiếc vì đã không…bỏ học sớm để khởi nghiệp. Bù lại, Jin học tăng tốc gấp đôi để tốt nghiệp đại học chỉ sau 2 năm rưỡi rồi chuyển ngay đến Thung lũng Silicon để thực hiện đam mê của mình.
Ý tưởng startup đầu tay mà anh thực hiện cùng bạn là Bridge – một nền tảng trên app và website giúp những người có cùng chung sở thích dễ dàng kết nối với nhau. Tuy nhiên, Bridge đã không thành công, và Jin lại quay về…đi làm thuê.
Tháng 5/2015, trong một chuyến đi tới Trung Quốc, Jin bước vào một cửa hàng tạp hóa để mua ChocoPie – một loại bánh mềm phủ socola béo ngậy. Anh chia sẻ: “Sẽ thật xấu hổ nếu những người sống ngoài Châu Á không có cơ hội được thử món này”, và ý tưởng về startup thứ hai cũng lóe ra từ đó.
Trong vòng 3 tháng tiếp theo, Jin bắt đầu gây dựng Treats, một dịch vụ subscribe bánh kẹo, snack đặt hàng qua email. Anh thiết kế website, tìm các nhà bán buôn cũng như một kho hàng để phân loại và gửi hàng cho khách.
Jin khởi nghiệp chỉ với 5000 USD tiền tiết kiệm và vận hành công ty ngay trong phòng khách của mình. Đến cuối tháng 7/2015, những đợt đặt hàng đầu tiên đã bay về từ website.
Phòng khách nhà Jin chính là trụ sở đầu tiên của Treats
Việc giúp công ty cất cánh cũng không phải chuyện đơn giản. Trong 6 tháng đầu tiên, Jin cho biết anh luôn ở trong tình trạng vật lộn để sống sót – vừa tìm cách xây dựng, vừa tìm cách khiến nó tăng trưởng đủ mạnh trước khi anh tiêu hết số tiền tiết kiệm. Nhà sáng lập trẻ thậm chí đã phải vay nợ hàng nghìn USD từ ngân hàng qua thẻ tín dụng.
Jin kiếm được những khách hàng đầu tiên từ việc đăng tải về Treats trên group Facebook của trường cấp 3 ở Thượng Hải anh từng theo học.
Đến tháng 12/2015, Jin sử dụng hộp giấy có in logo thương hiệu Treats thay cho những chiếc hộp đơn sơ trước đó. Tăng trưởng bắt đầu lên mạnh từ đây.
"Studio" tại gia những ngày đầu của Treats
Năm 2016, doanh thu của Treats đã đạt tới hàng triệu USD. Hiện tại, startup “kẹo ngọt” này đang có 4 nhân viên full time và 2 nhân viên part time. Treats có trụ sở ở San Francisco nhưng Jin cùng các đồng sự lại đều làm việc từ xa. Trên thực tế, anh đã chuyển việc sản xuất và đóng gói các hộp subscription sang cho một công ty chuyên nghiệp khác.
Kho gói hộp bánh kẹo chuyển tới cho khách hàng
Chia sẻ thêm về điều này, anh cho hay: “Tôi cảm thấy mình không có chút lợi thế nào ở Thung lũng Silicon hết. Tôi là một solo founder (người khởi nghiệp một mình), không code, mà cũng chẳng có quan hệ với giới đầu tư ở đây” (công ty của anh hiện vẫn chưa gọi chút vốn nào).
Trong lúc vẫn đang vận hành Treats, Jin đã bắt đầu nghĩ tới công ty kế tiếp của mình. Anh chia sẻ: “Một phần mục tiêu thành lập Treats của tôi là để xây dựng nó thành một doanh nghiệp thành công, có vốn tích trữ để dùng tiếp số vốn này mở doanh nghiệp tiếp theo mà không bị phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài.”
Tham khảo CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI