Tự tìm đường bán hàng online, bị các nhà buôn Trung Quốc lừa, tuy nhiên chàng trai này đã biến 200 USD vốn ban đầu thành 1 triệu USD chỉ sau 92 ngày.
Khoảng 13 năm trước, khi còn là một cậu sinh viên nghèo "rớt mồng tơi", Trevor Chapman đã phải gõ cửa từng nhà để bán thuốc diệt côn trùng mới có tiền sinh hoạt và đóng học phí.
Cuối cùng, Chapman quyết định tự kinh doanh bằng cách mở công ty thiết kế lắp đặt pin năng lượng mặt trời. Kinh doanh thuận lợi, công ty của anh nhanh chóng mở rộng sang 3 tiểu bang. Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau, người đàn ông đã quá 30 này lại tiếp tục băn khoăn cho tương lai.
"Lúc đó, tôi hỏi chính mình rằng, đã 32 tuổi rồi, liệu bản thân có sẵn sàng chờ con cái lớn hẳn rồi mới được tận hưởng cuộc sống mình vẫn mơ ước hay không?". Chapman nhớ lại.
Câu hỏi đó đã trở thành động lực để Chapman chi 200 USD để thành lập LDSman.com, một địa chỉ bán hàng online, chuyên cung cấp những mặt hàng độc lạ từ Trung Quốc (quần vải Kevlar, kem đánh răng từ than củi, đồ chơi fidget spinner...)
Nỗ lực thay đổi cuộc sống cũng như tầm nhìn của người làm kinh doanh, đã khiến Chapman chỉ phải làm việc 1,5 giờ mỗi tuần thay vì 12 giờ mỗi ngày cho việc kinh doanh pin năng lượng mặt trời. Đỉnh điểm, Chapman đạt được doanh số 1 triệu USD chỉ sau 3 tháng bán hàng online.
Trevor Chapman - người đàn ông đã 32 tuổi, quyết định phải thay đổi cách kiếm tiền để có nhiều thời gian bên gia đình hơn
Tuy nhiên, trước khi thực sự bỏ công việc hiện tại, anh muốn thử xem mình có thể sống bằng việc này hay không. "Tôi phải làm mọi thứ, nhưng không được bỏ công việc lúc bấy giờ", Chapman cho biết.
Công cuộc kiếm tiền từ bán hàng online
Thế là mỗi đêm, anh dành vài giờ cho dự án này. Chi phí ban đầu cũng rất nhỏ. Chapman mua một tên miền giá 2,99 USD một năm, lập tài khoản bán hàng trên Shopify với giá dùng thử 14 USD. Đắt đỏ nhất là ngân sách quảng cáo trên Facebook với 100 USD mỗi ngày. Trang bán hàng online LDSman.com chính thức hoạt động từ ngày 11/11/2016.
LDSman.com
Ngày đầu tiên, Chapman lỗ "chổng vó". Nguyên nhân chính là bán sai sản phẩm. "Tôi bán các tác phẩm nghệ thuật. Nhưng rồi sau đó, tôi nhận ra chỉ rao bán thôi là không đủ để thu hút người dùng".
Vì thế, Chapman nhớ lại bài học trước đây. Khi bán sản phẩm tận nhà, nó phải đủ thu hút để mọi người mời anh vào trong. "Bán hàng online cũng vậy. Để khiến ai đó rời khỏi trang tin họ đang đọc, bạn phải chào mời thứ gì đó thực sự thú vị", anh nói.
Thế là Chapman bỏ bán tác phẩm nghệ thuật và chuyển sang ghế bơm hơi - mặt hàng đang rất được ưa chuộng. Chapman tìm nguồn hàng từ các hãng sản xuất Trung Quốc trên Alibaba và Aliexpress, mua với giá 4,99 USD và bán lại với giá 59,99 USD.
Để tránh chi phí và rủi ro của việc trữ hàng, anh thỏa thuận với các nhà cung cấp Trung Quốc để họ chuyển trực tiếp từ kho tại nước này sang cho khách hàng ở Mỹ. "Đây là cách tốt nhất để thử nghiệm xem một sản phẩm có thể bán được hay không". Bên cạnh đó, nhờ một thỏa thuận có tên ePacket giữa bưu chính Mỹ và các nước khác nhằm kích cầu thương mại điện tử, phí chuyển hàng từ Trung Quốc tới Mỹ còn rẻ hơn, dù thời gian chậm hơn một chút.
Ví dụ, một chiếc ống kính zoom cho iPhone chuyển từ Thượng Hải sang có giá 2,29 USD - rẻ hơn khoảng 5 USD so với phí giao hàng nội địa tại Mỹ.
"Thế là ngày thứ 2, tôi kiếm được tiền. Các ngày sau đó cũng vậy", Chapman nhớ lại. Chỉ trong 2 tuần, anh kiếm được 10.000 USD đầu tiên.
Kho hàng rộng gần 1000m2 của Trevor Chapman
Số tiền này cho phép Chapman thuê ngoài nhân viên chăm sóc khách hàng tại Philippines, với 700 USD/người mỗi tháng. Con số này khá thấp so với tiêu chuẩn tại Mỹ, nhưng cao hơn nhiều thu nhập bình quân 400 USD một tháng tại Philippines. Anh cũng tăng ngân sách quảng cáo trên Facebook.
Gặp trắc trở do nhà cung cấp Trung Quốc lừa đảo
Gần hai tháng sau, công việc của anh gặp sự cố. Nhà cung cấp ghế bơm hơi tại Trung Quốc lại tráo sản phẩm này bằng loại khác rẻ mạt và chất lượng cực kém. Khi khách hàng phàn nàn, anh đã phải đổi 1.500 chiếc. Dù vậy, kinh nghiệm từ việc này đã giúp anh đạt biên lợi nhuận trước thuế tới 48% về sau.
Cũng như các doanh nhân khác, Chapman rất biết tận dụng cơ hội. Anh mua một nhà kho rộng gần 1000m2 và tuyển 5 nhân viên làm việc toàn thời gian. Việc này cho phép LDSman đưa việc kinh doanh lên một tầm cao mới. Với việc có nhà kho, có nhân viên, Chapman chỉ mất 1 giờ mỗi tuần để làm việc và cập nhật quảng cáo Facebook. Cuối cùng, anh bỏ hẳn việc bán pin năng lượng mặt trời.
Chỉ trong 3 tháng, Chapman đã chuyển từ công việc ngốn 12 giờ mỗi ngày sang chỉ 1 giờ làm việc mỗi tuần. Khi doanh thu công ty chạm mốc 1 triệu USD vào ngày thứ 92 hoạt động, anh rút ngắn thời gian xuống còn nửa giờ.
Một quỹ đầu tư có tên Clarke Capital sau đó đã tìm đến anh và hỏi mua công ty. Tuy nhiên, Chapman đã từ chối lời chào mua trị giá 3 triệu USD đó, để được tự do làm những gì mình muốn.
Hiện doanh thu hằng tháng của LDSman vào khoảng 350.000 USD một tháng. Chapman cho biết anh vừa chạm mốc doanh thu 2 triệu USD trong tháng thứ 6 hoạt động. Nhờ những kinh nghiệm đã có, Chapman còn mở vài lớp giảng dạy kinh nghiệm thương mại điện tử.
Chapman gần đây còn cùng anh rể mình mở một công ty chuyển phát, tận dụng khoảng trống trên các chuyến bay chở hàng hóa để đưa hàng từ châu Á sang Mỹ. Khách hàng mới nhất của họ chính là Amazon. Họ kỳ vọng có thể thu về 10 triệu USD trong năm đầu hoạt động. Và dĩ nhiên, phần lớn nhân viên cũng là thuê ngoài.
"Nếu không tìm được cách kiếm tiền kể cả trong lúc ngủ, anh sẽ phải làm việc cho đến lúc chết", có lẽ Chapman đã quá hiểu câu nói này của tỷ phú tự thân Warren Buffet.
Quá trình kinh doanh đã giúp Chapman nhận ra thương mại điện tử chính là cơ hội tốt nhất cho bất kỳ ai muốn kiểm soát thời gian và kiếm tiền. Kể cả khi đó chỉ là người không có kinh nghiệm như anh.
"Hè này, tôi và gia đình sẽ du lịch 3 tháng", giờ đây Chapman đã có thể dành nhiều thời gian cho gia đình yêu quý của mình mà không phải lo nghĩ quá nhiều.
Theo CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI