Văn hóa công ty luôn là một cái gì đó rất khác biệt với phần còn lại. Chẳng vậy mà chỉ khi là nhân viên của Facbook bạn mới có thể hiểu được những từ dưới đây được BI tổng hợp.
"T.N.R. 250" - Một chữ viết tắt của "The Nouveau Riche 250" hoặc 250 nhân viên đầu tiên của Facebook trở thành triệu phú sau khi IPO của công ty.
"Bootcamp" – một chương trình giới thiệu 6 tuần về Facebook mà bất kỳ nhân viên mới nào cũng phải trải qua. Khi tốt nghiệp "Bootcamp", bạn mới được nhận vào các đội làm việc riêng biệt của Facbook.
"Faceversary" — ngày lễ kỷ niệm hàng năm ngày nhân viên vào làm việc tại Facbook. Cửa hàng của công ty bán những chiếc balo "Faceversary" đặc biệt. Thậm chí, trang Facebook của nhân viên cũng có lời nhắc giống như ngày sinh nhật để các nhân viên chúc mừng nhau.
"Game day" — đây là phiên bản đã trưởng thành của ngày thực địa. Vào mùa xuân, nhân viên Facebook cùng nhau tạo ra các nhóm, ăn mặc với màu sắc tươi sáng và hướng về các công viên địa phương để tham gia các cuộc thi.
"Epic" — đây là tên một tiệm ăn trong khuôn viên công ty Facebook.
"Livin 'Dream" - Không phải là một khẩu hiệu mà là một quán cà phê trong khuôn viên. Facebook đã đổi tên thành một trong những quán cà phê của mình để tưởng nhớ đến một trong những đầu bếp đầu tiên của mình, Josef Desimone – người đã bị chết trong một tai nạn năm 2013.
"Little Red Book" - Facebook đã phát hành cho nhân viên một số quyển sách màu đỏ khi mạng xã hội của họ cán mốc 1 tỷ người dùng. Bootcamp chỉ là bước khởi đầu để thấm nhuần văn hóa của Facebook, "Little Red Book" chứa đựng những tuyên bố mang tính sứ mệnh và một số khoảnh khắc hài hước tại công ty. Ở trang cuối cùng là lời thách thức nhân viên: "nếu chúng ta không tạo ra một cái gì đó giết chết Facebook, người khác sẽ làm nó".
"20" — Mặc dù khuôn viên mới nhất của Facebook được thiết kế bởi Frank Gehry nhưng nó được đặt tên đơn giản là "20" theo thứ tự đặt tên các tòa nhà khác của Facebook trong khuôn viên Menlo Park. "20" có một nhà kính màu xanh có thể được sử dụng để làm hàng loạt phòng ăn, có lò vi sóng và phòng hội nghị riêng. Nhân viên có thể đi xe đạp hoặc đi xe buýt từ 20 đến phần còn lại của khuôn viên.
"Gravity Room" — đây là căn phòng không trọng lực của Facebook.
"Hacker Square" — là quảng trường trung tâm của Facebook. Chữ "hack" được viết trên các viên gạch để có thể nhìn thấy từ trên cao. Đây là nơi Facebook dùng để tổ chức các sự kiện quan trọng của công ty.
"The crane" — là cần trục cố định trên Hacker Square, điểm khởi đầu cho mọi cuộc thi và là sân khấu cho nhiều khách mời đến nói chuyện tại Facebook.
"The Aquarium" - Còn được gọi là Fish Bowl, phòng hội thảo nơi mà Mark Zuckerberg và các nhà quản lý gặp nhau trong các cuộc họp. Zuckerberg thậm chí còn treo bảng báo yêu cầu mọi người không được chụp ảnh giống như trong sở thú.
"Hacker Way" – đây chỉ là một con đường đi bộ bình thường bên trong khuôn viên của Facebook chứ không phải một chỉ dẫn cho dân lập trình.
"Analog research lab" — không phải mọi thứ tại Facebook đều trực tuyến, "Analog research lab" là một ví dụ, nó đầy những tấm ghi chú dán tường.
"Daily active people" – Đây là cách Facebook gọi người dùng của mình. Thay vì gọi người dùng là "user" như những công ty khác, Facebook dùng "People". Họ nhắc nhở nhân viên của mình rằng "người dùng" luôn là "con người" thực sự.
"Vending machines" — Máy bán hàng tự động này không cung cấp soda và kẹo truyền thống, thay vào đó là các bộ phận máy tính như sạc, bàn phím…
"Purple Tie" – các nhân viên Facebook có thể giặt, là quần áo với giá hấp dẫn từ công ty Purple Tie.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming