Chỉ sau 36 năm, giá của 1GB dữ liệu ổ cứng đã giảm từ 437.500 USD xuống còn 0,019 USD
Trong những năm qua, giá của ổ cứng dạng truyền thống lẫn SSD đã giảm một cách kinh ngạc.
Ổ cứng máy tính (HDD) đã ra đời cách đây hơn 60 năm. Tại thời điểm đó, một chiếc ổ cứng với hệ thống động cơ quay bằng điện rất nặng bởi đĩa từ tính nặng gần cả tấn, chiếc đĩa lớn này là tập hợp của nhiều chiếc đĩa từ tính ghép lại, với kích thước có thể lên đến 24 inch mỗi chiếc. Với trọng lượng siêu khủng của mình, chiếc đĩa vào thời xưa cần một thời gian rất lớn để khởi động và tải dữ liệu.
So sánh giá của ổ cứng qua từng năm.
Và giá của sản phẩm lúc ấy vô cùng đắt đỏ, với giá trị ước tính hàng trăm nghìn USD cho 1GB dữ liệu. Tuy nhiên dung lượng ổ cứng vào lúc khởi điểm chi có thể tính bằng MB mà thôi. Trong những năm gần đây, giá thành của ổ cứng HDD đã giảm rất mạnh, đồng thời ổ cứng dạng rắn cũng đã giảm theo thời gian, tuy nhiên giá thành của chúng vẫn cao hơn so với dạng truyền thống.
Bảng tổng hợp giá 1GB dữ liệu ổ cứng qua từng năm.
Theo số liệu của Statistic Brain thống kê, giá trung bình cho 1GB dữ liệu vào năm 1980 là 437.500 USD, so với giá bây giờ là 0,019 USD, giảm 2.302.631.479%. Đây là một con số đáng kinh ngạc, cho thấy sự phát triển vượt bậc của công nghệ ổ cứng nói riêng và công nghệ thông tin trên thế giới nói chung.
Trong tương lai, rất có thể ổ cứng dạng rắn sẽ "soán ngôi" ổ cứng HDD truyền thống vì những ưu điểm vượt trội của nó, ví dụ như nhỏ gọn, tốc độ đọc ghi nhanh. Vào thời điểm này, do giá thành của SSD vẫn còn cao cho nên nó được dùng chủ yếu cho cài đặt hệ điều hành, còn về việc lưu trữ dữ liệu vẫn được "giao phó" cho ổ cứng HDD.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"