Chỉ vì không thích Steve Jobs, đồng sáng lập Apple đã vứt đi 50 tỷ USD như thế nào?
Không những thế, ông còn vứt đi một khoản trị giá 1,6 triệu USD sau đó.
Ronald Gerald Wayne sinh ngày 17 tháng 5 năm 1934/ Có lẽ rất ít ai biết ông là đồng sáng lập Apple Computer cùng với Steve Jobs và Steve Wozniak, chuyên quản lý chung cho công ty vào thuở sơ khai. Ông là người đã thiết kế logo Apple nguyên thủy, và viết ra hiệp định hợp tác giữa ba người, ngoài ra ông còn viết hướng dẫn sử dụng cho chiếc máy tính Apple I.
Ronald Gerald Wayne, đồng sáng lập Apple.
Wayne đã nhận 10% cổ phiếu của Apple trong thỏa thuận, Jobs và Wozniak mỗi người nhận 45%. Tuy nhiên chỉ 2 tuần sau khi nhận được số cổ phiếu, ông đã bán nó với giá 800 USD vào tháng 4 năm 1976, và ông rời Apple không lâu sau đó. Ngoài ra, Wayne còn nhận được khoản tiền 1500 USD từ Apple để hứa không khiếu nại bất kỳ điều gì sau khi rời công ty. Nếu Wayne giữ số cổ phiếu đó đến ngày nay, ông đã được sở hữu 50 tỉ USD.
Logo Apple nguyên thủy do Wayne thiết kế.
Khi được hỏi vì sao ông lại rời công ty giữa chừng như vậy, Wayne cho biết ông không thích tính cách và thái độ làm việc của Steve Jobs cho lắm. Ngoài ra, vào lúc đó ông muốn dùng tiền để đầu tư vào nhiều công ty start-up được ông cho là khá tiềm năng khác.
Trong những năm 1990, Wayne đã bán bản hợp đồng hợp tác giữa ông và 2 người đồng sáng lập Apple với giá 500 USD. Vào năm 2011, bản hợp đồng này đã được bán đấu giá với giá trị 1,6 triệu USD.
Tuy vậy, Wayne luôn khẳng định rằng ông không bao giờ hối tiếc vì những quyết định của mình trong đời.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"