Apple đang tìm cách giải quyết vấn đề sử dụng iPhone hay iPad dưới trời mưa bằng một phương thức phát hiện chuyển động ngón tay người dùng trên màn hình cảm ứng dưới điều kiện ẩm ướt, ngăn tình trạng loạn cảm ứng do các giọt nước mưa gây ra.
Hầu hết người dùng smartphone đều sẽ gặp nhiều vấn đề không mấy dễ chịu khi sử dụng thiết bị với tay bị ướt hoặc dưới trời mưa, khi mà nước bám lại trên các ngón tay đôi lúc khiến màn hình nhận diện không đúng, hoặc hoàn toàn không nhận diện được các thao tác chạm hay vuốt. Dưới trời mưa, các giọt nước chảy trên màn hình còn can thiệp vào quá trình sử dụng thiết bị, khiến chúng nhầm lẫn các giọt nước là ngón tay người dùng đang nhấn xuống màn hình và thực hiện những thao tác không mong muốn.
Màn hình cảm ứng điện dung vốn đang được sử dụng rộng rãi trên các smartphone và tablet ngày nay hoặc động bằng cách phát hiện những thay đổi trong dòng điện trên màn hình. Một cú chạm của ngón tay, bút cảm ứng, hay các yếu tố dẫn điện khác có thể làm thay đổi trường điện từ, và thiết bị sẽ diễn dịch những thay đổi đó để xác định xem màn hình vừa được chạm vào ở khu vực nào.
Bởi nước hay mồ hôi có khả năng thay đổi trường điện từ, các thiết bị đôi lúc sẽ nhận định chúng là một cú chạm.
Theo hai bằng sáng chế vừa được xuất bản bởi Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) hôm thứ Năm với tiêu đề "theo dõi ngón tay trong môi trường ẩm ướt", Apple đề xuất sử dụng bộ lọc để xác định một cú chạm vào màn hình là do người dùng cố tình hay không. Việc này sẽ diễn ra trước khi thiết bị tiến hành xử lý cảm ứng sâu hơn, nhằm mục đích giảm thời gian xử lý và năng lượng sử dụng, cũng như cải thiện khả năng sử dụng thiết bị trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.
Trong ví dụ mà Apple đưa ra, họ sẽ bố trí nhiều nút cảm ứng trên màn hình, tạo thành một mạng lưới phủ toàn bộ màn hình hoặc trên các viền thiết bị. Các nút này có thể được sử dụng để đo một loạt các điểm dữ liệu về một sự kiện chạm trên hoặc gần nút đó cùng lúc với các nút khác.
Dữ liệu thu được bao gồm việc truyền các ngưỡng tín hiệu cảm ứng tạo ra bởi các kiểu thao tác chạm khác nhau, kích cỡ tổng quát của vùng được chạm, số lượng các nút cảm ứng được chạm vào trong sự kiện, hình dạng, và trong trường hợp người dùng thực hiện một thao tác vuốt là chuyển động của nhiều điểm trong suốt quá trình thao tác.
Các thuật toán sẽ tìm hiểu đặc tính của cú chạm và xác định xem vùng được chạm vào là do con người hay một dụng cụ do người dùng điều khiển, hay một yếu tố khác không phải do người dùng điều khiển như các giọt nước mưa chẳng hạn. Hệ thống còn có thể xác định liệu cú chạm đó là do người dùng có chủ đích để loại bỏ những thao tác chạm một cách tình cờ khi người dùng không trực tiếp nhấn vào màn hình, như khi họ đang mang găng tay hoặc một dải băng đeo tay chạm vào màn hình.
Một khi cú chạm đã được xác định là có chủ đích và được thực hiện bởi ngừi dùng, dữ liệu liên quan cú chạm đó được chuyển sang các hệ thống khác để xử lý.
Dù Apple được cho là đang tìm kiếm các công nghệ màn hình thay thế, như màn hình gập được chẳng hạn, nhiều thông tin từng xuất hiện cho thấy Apple cũng đang tìm cách cải thiện trải nghiệm màn hình cảm ứng.
Ví dụ, một bằng sáng chế được thông qua hồi tháng 2/2016 giải thích cách Apple dùng để phát hiện các thao tác được thực hiện bằng cách để tay lơ lửng trên màn hình iPhone thay vì chạm vào nó. Một bằng sáng chế khác vào tháng 8/2018 cho thấy một concept đơn giản hơn, sử dụng bản đồ chiều sâu và dữ liệu cảm biến 3 chiều để phát hiện các thao tác tay từ bất kỳ nơi nào trong phòng.
Mỗi tuần, Apple nộp một lượng lớn các đơn đăng ký bằng sáng chế, và những bằng sáng chế này gián tiếp cho chúng ta thấy được những lĩnh vực mà Apple đang phát triển, nhưng chưa có gì đảm bảo rằng những concept đó sẽ trở thành các sản phẩm tiêu dùng trong tương lai.
Tham khảo: AppleInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?