Chiếc xe tăng phun lửa kinh hoàng này từng được coi là thứ vũ khí chấm dứt mọi cuộc chiến

    Dink,  

    Mục đích làm nên những chiếc xe tăng này khác xa với những gì các bạn tưởng tượng.

    Năm 1936, nhà phát minh Hugo Gernsback đã đưa ra thiết kế của một cỗ máy chiến đấu mà ông cho là cực kỳ hiệu quả, hơn bất cứ vũ khí nào trước đó. Ông gọi nó là “xe tăng phun lửa”. Dù rằng cái ý tưởng thiêu sống bất kì kẻ địch nào ngáng đường nó cực kì kinh dị, mục tiêu của Gernsback lại là làm cho cuộc chiến BỚT PHẦN tàn ác hơn.

    Ông cho rằng việc biến chiến tranh thành một thứ gì đó kinh khủng tới mức không chấp nhận được, các nước sẽ không tham chiến nữa, từ đó dẫn tới một giải pháp hòa bình. Một ý tưởng hơi ngược đời của Gernsback. Những năm 1930, một nhà khoa học khác cũng bắt tay vào nghiên cứu một loại vũ khí hủy diệt khác mang tên “tia tử thần”, đó không ai khác ngoài thiên tài Nikola Tesla.

    Nhưng lịch sử đã cho chúng ta thấy rõ ràng rằng, trên con đường dẫn tới chiến tranh, hai bên đường chất đầy những thứ vũ khí được cho rằng là "tạo ra để đảm bảo một nền hòa bình toàn thế giới".

    Ý tưởng về vũ khí hủy diệt hàng loạt không thực sự phổ biến cho tới Chiến Tranh Lạnh, khi mà cả Mỹ và Liên Bang Xô Viết có trong tay vũ khí nguyên tử. Nhưng ý tưởng về một chiếc xe tăng phun lửa sẽ đủ kinh hoàng tới mức kẻ địch sẽ phải bỏ chạy trước khi bất kì quân bên nào có cơ hội nổ súng, đó được coi là giải pháp để ngăn chăn một cuộc chiến kéo dài.

    Theo như bài báo mà Gernsback đăng trong tạp chí Khoa học và Công nghệ, chỉ riêng mối nguy mà chiếc xe tăng này mang lại là đủ để thắng một cuộc chiến:

    Chiếc xe tăng phun lửa là một ý tưởng mới của tôi để tham gia cuộc chiến này, không như những gì mọi người nghĩ đâu, đó không phải một thứ vũ khí đáng sợ để thiêu cháy kẻ thù. Nó đơn thuần chỉ là một thứ vũ khí đem lại mối đe doa lớn, đó mới là điều quan trọng. Chiếc xe tăng phun lửa này được phát triển từ súng phun lửa của người Đức sử dụng trong Thế Chiến. Những khẩu súng phun lửa cũ là một thiết bị nhỏ đeo sau lưng người lính, chứa xăng hoặc các loại hóa chất gây cháy khác, được gắn với một cái vòi phun và lửa có thể phun xa từ 6 đến 10 mét. Nó đã từng là mối nguy hiểm cực lớn, khi mà kẻ địch thấy những người lính cầm súng phun lửa này tới gần, họ hoảng sợ bỏ chạy, trừ khi có thể hạ gục được những người lính này từ xa.

    Thậm chí Gernsback còn nghĩ tới những ứng dụng của chiếc xe tăng phun lửa này trong thời bình, như là mở đường xuyên rừng hay xuyên qua những khu vực nhiều cây cối:

    Chiếc xe tăng phun lửa còn có thể được sử dụng vào thời bình, khi mà ta cần xây đường xuyên rừng rậm. Chỉ cần vài chiếc xe như thế này để đốt những khoảng cây lớn, việc mở đường sẽ cực kì nhanh chóng và tiết kiệm. Sẽ có những xe phun nước đi kèm, ngăn việc lửa cháy lan rộng, phá hủy hoàn toàn khu vực rừng.

    Những thiết kế của Gernsback đã thực sự tiến vào chiến trường, khi mà cả quân Đồng minh và Khối Trục sử dụng nhiều loại xe tăng phun lửa khác trong Thế Chiến Thứ Hai, dựa trên thiết kế của Gernsback. Nhưng trái với những gì mà nhà phát minh người Mỹ kì vọng, nó không làm cho cuộc chiến này bớt đổ máu đi chút nào.

    Có một đức tin trong những nhà khoa học sản xuất ra vũ khí, rằng những vũ khí ấy sẽ giúp cho cuộc chiến bớt đi phần tàn ác: như là Afred Nobel - ông tổ của thuốc nổ, Hiram Stevens Maxim với sự ra đời của súng máy cũng như Edward Teller với việc phát minh ra bom nguyên tử.

    "Tôi không biết chúng ta dùng những vũ khí gì trong Thế Chiến Thứ Ba, nhưng Thế Chiến Thứ Tư sẽ sử dụng gậy gộc và sỏi đá" - Albert Einstein.

    "I know not with what weapons World War III will be fought, but World War IV will be fought with sticks and stones" - Albert Einstein

    Tham khảo Gizmodo

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ