Chiêm ngưỡng 10 hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga

    PnM,  

    Một số tổ hợp phòng không có thể phát hiện được mục tiêu từ khoảng cách 200 km, bắn hạ máy bay không người lái, máy bay tàng hình Stealth hay cả tên lửa tự dẫn đường.

    Đánh trả các tên lửa của đối phương, bắn hạ máy bay và trực thăng, yểm trợ cho bộ binh và bảo vệ những mục tiêu quan trọng – bao nhiêu nhiệm vụ nặng nề như vậy đều được giao cho các phương tiện phòng không đảm nhiệm. Tổ hợp và hệ thống phòng không-tên lửa khi xem xét từ góc nhìn kỹ thuật là những khí tài quân sự phức tạp bậc nhất. Nó không chỉ đơn thuần là xe chở vài quả tên lửa, thấy địch là bắn như nhiều người vẫn nhầm tưởng.

     Hệ thống S-400 gồm nhiều loại khí tài phối hợp trong một thể thống nhất

    Hệ thống S-400 gồm nhiều loại khí tài phối hợp trong một thể thống nhất

    Gọi là tổ hợp hay hệ thống phòng không là phụ thuộc vào mức độ phức hợp mà chúng đòi hỏi, nhưng cơ bản bao gồm: khí tài quan sát không gian, dẫn hướng và bám sát. Ngoài ra còn có các thiết bị laser và vô tuyến điện. Một số tổ hợp phòng không có thể phát hiện được mục tiêu từ khoảng cách 200 km, bắn hạ máy bay không người lái, máy bay tàng hình Stealth hay cả tên lửa tự dẫn đường.

    S-300VM "Antey-2500"

    Đây là hệ thống phòng không cơ động duy nhất trên thế giới có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung (lên đến 2500 km). Hơn thế nữa, “Antey” tiêu diệt các loại máy bay hiện đại, bao gồm cả máy bay tàng hình Stealth.

    Vì sao S-300VM Antei-2500 là một trong những khí tài phòng không tốt nhất thế giới

    Hệ thống “Antey” có thể hạ mục tiêu bằng cách phóng đồng thời hai hoặc bốn quả tên lửa đất-đối-không 9M83 (9M83M) tùy thuộc vào loại xe phóng. Ngoài quân đội Nga thì công ty “Almaz – Antey” còn cung cấp hệ thống phòng không “Antey” cho Venezuela và Ai Cập.

    S-300V

    Hệ thống tên lửa phòng không lục quân tự hành S-300V mang được hai loại đạn tên lửa: 9M82 chuyên để bắn hạ các tên lửa đạn đạo "Pershing" và tên lửa không đối đất SRAM cũng như các máy bay tầm xa. Loại thứ hai - 9M83 dùng để tiêu diệt các phương tiện bay và tên lửa đạn đạo loại “Lance” và P-17 “Scud”.

    Tổ hợp tên lửa phòng không độc lập “Tor”

    Tự hào được mang tên của vị thần Bắc Âu, tổ hợp tên lửa “Tor” không những có thể yểm trợ cho bộ binh và khí tài mà còn bảo vệ các tòa nhà và cơ sở công nghiệp khỏi những đòn đánh từ trên không. “Tor” có thể bắn hạ các loại vũ khí độ chính xác cao, bom có điều khiển và máy bay không người lái của quân địch.

    Thấn sấm phòng không Tor khai hỏa

    Điểm khiến “Tor” trở nên khác biệt chính là khả năng chủ động hoàn toàn trong tác chiến: kiểm soát không phận, tự động tiêu diệt những mục tiêu không được nhận diện bởi hệ thống phát hiện “địch-ta”.

    Tổ hợp tên lửa phòng không "Osa" và các biến thể cải tiến "Osa-AK", "Osa-AKM"

    Tổ hợp “Osa” đã có mặt trong biên chế của lực lượng vũ trang Liên Xô từ những năm 60 của thế kỷ XX, và sau đó là quân đội Nga và quân đội của các nước SNG cũng như hơn 25 quốc gia khác trên thế giới. Nó có thể bảo vệ binh lực mặt đất khỏi máy bay, trực thăng và tên lửa hành trình của đối phương hoạt động ở độ cao rất thấp (đến 5 m), thấp và trung bình (ở khoảng cách lên đến 10 km).

    Tổ hợp phòng không MD-PS với khả năng hoạt động ẩn mình tăng cường

    Khả năng ẩn mình của MD-PS có được là nhờ vào việc sử dụng các phương tiện quan sát quang học và dẫn hướng cho tên lửa bằng phát xạ hồng ngoại vào mục tiêu trong phạm vi bước sóng 8-12 micromet. Hệ thống quan sát có tầm nhìn toàn diện (360 độ), đồng thời có thể phát hiện lên đến 50 mục tiêu và chọn ra mục tiêu nguy hiểm nhất. Tổ hợp hoạt động theo nguyên tắc "bắn và quên", tức là tên lửa tự dẫn đường tới mục tiêu mà nó "nhìn thấy".

    “Tunguska”

    "Tunguska" là tổ hợp tên lửa-pháo phòng không tầm ngắn. Trong chiến đấu, nó có nhiệm vụ yểm trợ bộ binh trước trực thăng và máy bay tấn công hoạt động ở độ cao thấp, tiêu diệt các khí tài mặt đất bọc thép hạng nhẹ và khí tài bơi. Điểm độc đáo của “Tunguska” là khả năng khai hỏa không chỉ tại chỗ mà còn ngay cả khi đang cơ động, dù là trong sương mù hay tuyết rơi dày đặc. “Tunguska” được trang bị tên lửa có điều khiển 9M311 và pháo phòng không 2A38 với góc ngẩng lên tới 85 độ.

    Tổ hợp pháo - tên lửa Tunguska có thể vừa cơ động vừa khai hỏa

    "Sosna - RA"

    Cũng giống như “Tunguska”, tổ hợp tên lửa cơ động pháo-tên lửa phòng không hạng nhẹ “Sosna-RA” được trang bị súng máy với khả năng bắn trúng mục tiêu ở độ cao đến 3 km. Nhưng lợi thế chính của “Sosna-RA” là 12 tên lửa phòng không siêu thanh 9M337 với tầm cao lên tới 3,5 km, tầm xa 1,3-8 km. “Sosna-RA” là tổ hợp hạng nhẹ, điều này có nghĩa rằng nó có thể được đặt trên bất kỳ loại khí tài nào chịu được khối lượng của nó, ví dụ như xe tải Ural-4320, KAMAZ-4310 hay những xe khác.

    Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa và tầm trung S-400 "Triumph"

    Trong số những khí tài tiêu diệt được mục tiêu ở tầm xa của quân đội Nga có S-400 "Triumph". Nó được thiết kế để đập tan các cuộc tấn công đường không và từ vũ trụ, và có thể đánh chặn các mục tiêu bay ở độ cao 30 km từ khoảng cách hơn 200 km. “Triumph” được trang bị cho quân đội Nga từ năm 2007.

    S-400 phô diễn sức mạnh hủy diệt

    “Pantsyr-S1”

    Năm 2012 quân đội Nga mới nhận “Pantsyr-S1” vào biên chế. Được trang bị 2 khẩu pháo tự động và 12 tên lửa đất-đối không có điều khiển với hệ thống dẫn đường vô tuyến cùng cơ chế bám mục tiêu bằng hồng ngoại và radar nên “Pantsyr-S1” có thể vô hiệu hóa bất kỳ mục tiêu nào trên không, trên mặt đất và mặt nước.

    Thử nghiệm Pantsyr-S1

    Tổ hợp phòng không “Sosna”

    Tổ hợp tên lửa phòng không cơ động tầm ngắn “Sosna” là khí tài phòng không mới nhất của Nga và sắp được trang bị cho quân đội vào cuối năm nay. Đạn tên lửa của nó gồm hai phần – phá mảnh và xuyên giáp, tức là có thể tiêu diệt xe bọc thép, công sự, tàu thuyền, bắn hạ các tên lửa hành trình, máy bay không người lái và vũ khí độ chính xác cao. Tên lửa của của “Sosna” được dẫn tới mục tiêu bằng chùm tia laser.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày