Chiêm ngưỡng động cơ lớn nhất thế giới, công suất 109.000 mã lực, mạnh gấp 9 lần động cơ tàu Titanic

    Kushman, thevintagenews 

    Năm 2006, hơn 300 động cơ RT-flex96C và các động cơ RTA96C cũ được đặt sản xuất và đưa vào vận hành.

    Với chiều cao bằng toà nhà 4 tầng, Wärtsilä RT-flex96C là động cơ diesel hai kì nạp tua-bin chậm được thiết kế bởi nhà sản xuất Phần Lan có tên Wärtsilä. Động cơ được thiết kế để vận hành các tàu container lớn chạy bằng nhiên liệu lỏng nặng. Phiên bản lớn nhất có 14 xylanh cao tới 13,5m, dài 26,59m và nặng hơn 2.300 tấn, có công suất 80.080 kilowatts (107.390 mã lực). Động cơ này là động cơ pít-tông lớn nhất thế giới.

     Phiên bản lớn nhất có 14 xylanh cao tới 13,5m, dài 26,59m và nặng hơn 2.300 tấn, có công suất 80.080 kilowatts (107.390 mã lực). Động cơ này là động cơ pít-tông lớn nhất thế giới.

    Phiên bản lớn nhất có 14 xylanh cao tới 13,5m, dài 26,59m và nặng hơn 2.300 tấn, có công suất 80.080 kilowatts (107.390 mã lực). Động cơ này là động cơ pít-tông lớn nhất thế giới.

    Phiên bản 14 xylanh được đưa vào vận hành tháng 9 năm 2006 trên tàu Emma Mærsk. Thiết kế tương tự động cơ RTA96C cũ với công nghệ sử dụng giằng thay vì sử dụng trục cam truyền thống, xích, bơm nhiên liệu và bộ truyền động thuỷ lực. Các thành phần trên cho phép động cơ hoạt động tối đa với số vòng mỗi phút thấp, giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm thải khí độc hại.

    Động cơ có ổ bi chữ thập giúp cho tay đòn pít-tông luôn thẳng đứng tạo ra một khoang kín bên dưới. Do đó, động cơ sử dụng chất bôi trơn đặc biệt cho cho mỗi bộ phận khác nhau: xylanh và các-te sử dụng chất bôi trơn riêng biệt.

    Xylanh được bôi trơn bởi một hệ thống cung cấp chất bôi trơn có thể tiêu huỷ theo chu kì, giúp bảo vệ xi lanh khỏi hao mòn và trung hoà các axit tạo ra bởi quá trình đốt cháy nhiên liệu giàu lưu huỳnh. Thiết kế chữ thập giảm áp lực thành bên lên pít-tôn, giữ cho mức độ hao mòn lớp lót trục xylanh chỉ trong khoảng 0,03mm/1000 giờ hoạt động.

    Động cơ thải khí qua các van thải được vận hành bởi hệ thống điện tử, giằng thuỷ lực – giúp loại bỏ trục cam.

     Phiên bản 14 xylanh được đưa vào vận hành tháng 9 năm 2006 trên tàu Emma Mærsk.

    Phiên bản 14 xylanh được đưa vào vận hành tháng 9 năm 2006 trên tàu Emma Mærsk.

    Pít-tông đẩy xuống được sử dụng để nén khí đốt cho các xylanh kế bên, ngoài ra còn có chức năng đệm cho pít-tôn trước khi chạm tới điểm chết đáy nhằm giảm áp lực lên ổ bi. Động cơ xả thải tuyến tính qua các van xả thải được điều khiển bởi hệ thống điện tử và hệ thống đường ray thuỷ lực – thay vì sử dụng trục cam.

    Năm 2006, hơn 300 động cơ RT-flex96C và các động cơ RTA96C cũ được đặt sản xuất và đưa vào vận hành.

     Năm 2006, hơn 300 động cơ RT-flex96C và các động cơ RTA96C cũ được đặt sản xuất và đưa vào vận hành.

    Năm 2006, hơn 300 động cơ RT-flex96C và các động cơ RTA96C cũ được đặt sản xuất và đưa vào vận hành.

    Thiết kế

    Động cơ diesel nạp tua bin 2 thì, 6-14 xylanh

    Xylanh960 mm
    Hành trình2.500 mm
    Dung tích1.820 lit mỗi xylanh
    Tốc độ động cơ22–102 RPM
    Áp suất hiệu dụng trung bình1.96 MPa @ full load, 1.37 MPa @ hiệu suất tối đa (85% load)
    Tốc độ pít-tôn trung bình8,5m/s
    Lượng nhiên liệu tiêu thụ171 g/(kW·h)
    Công suấtTối đa 5.720 kW mỗi xylanh, tổng công suất 34.320–80.080 kW (46.680–108.920 mã lực)
    Mômen xoắnTối đa 7.603.850 newton met (5,608,310 lbf·ft) @ 102 rpm
    Công suất phân bổ29,6 to 34,8 kW mỗi tấn, (phiên bản 14 xylanh nặng 2.300 tấn)
    Nhiên liệu tiêu thụ mỗi xy lanh trong 1 chu kì160 g @ full load(Toàn bộ mô-tơ sử dụng tới 250 tấn nhiên liệu mỗi ngày.)
    Trọng lượng trục quay300 tấn
    Trọng lượng pít-tôn5,5 tấn
    Chiều cao pít-tôn6 mét

    Với chiều cao bằng toà nhà 4 tầng, Wärtsilä RT-flex96C là động cơ diesel hai kì nạp tua-bin chậm được thiết kế bởi nhà sản xuất Phần Lan có tên Wärtsilä.

    Động cơ tàu Titanic

    Tàu Titanic đại diện cho phát kiến tối tân nhất trong công nghệ hàng hải. Tàu được trang bị một động tua bin áp suất thấp Parson cùng với các động cơ xoay chiều bằng hơi nước. Các động cơ xoay chiều này chạy ở tốc độ 75 vòng mỗi phút và tạo ra 30.000 mã lực. Ý tưởng là đạt được công suất cao hơn mà không cần bổ sung hơi nước.

    Động cơ tuabin vận hành chân vịt trung tâm của tàu Titanic và các động cơ xoay chiều vận hành các chân vịt hai bên mạn tàu. Tuabin chạy ở tốc độ 165 vòng mỗi phút và tạo ra 16.000 mã lực. Chân vịt hai bên mạn tàu có bán kính 7,1 mét và chân vịt trung tâm có bán kính 4,8 mét. Tốc độ tối đa của tàu là 23-24 hải lí.

     Tàu Titanic đại diện cho phát kiến tối tân nhất trong công nghệ hàng hải.

    Tàu Titanic đại diện cho phát kiến tối tân nhất trong công nghệ hàng hải.

    Mỗi động cơ xoay chiều vận hành một chân vịt 3 cánh có bán kính 7,1 mét, một chiếc ở mạn trái và một ở mạn phải. Động cơ tuabin vận hành một chân vịt trung tâm bán kính 4,8 mét được đặt trên đường trung trực ngay dưới bánh lái.

    Các động cơ xoay chiều được thiết kế để hoạt động với công suất 15.000 mã lực ở tốc độ 75 vòng quay mỗi phút. Tuabin được thiết kế để tạo ra 16.000 mã lực trụ (SHP) ở tốc độ 165 vòng quay mỗi phút. Với điều kiện trên, ước tính mỗi giờ tàu đi được 21 hải lí.

    Động cơ đẩy của tàu Titanic trên lí thuyết có công suất 50.000 mã lực. Ở chế độ bình thường với tốc độ quay ở khoảng 78 vòng mỗi phút, tàu có thể chạy với vận tốc hơn 22,5 hải lí. Khi chạy động cơ xoay chiều với tốc độ 83 vòng mỗi phút, công suất tổng có thể lên tới 59.000 mã lực với 18.000 mã lực dành cho tuabin. Ở chế độ này tàu có thể chạy tới 24 hải lí mỗi giờ.”

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày