Động cơ "không tưởng" giúp đưa con người lên Sao Hỏa trong 70 ngày sắp được thử nghiệm lần đầu tiên

    Dink,  

    Mệt mỏi tranh cãi nhiều năm trời, giờ là lúc phóng thử xem nó có hoạt động không.

    Đã nằm trên lý thuyết và trên mặt giấy quá lâu, giờ thì động cơ điện từ EM Drive chuẩn bị được các nhà khoa học phóng lên vũ trụ để thử nghiệm lần đầu tiên, nhằm trả lời câu hỏi liệu EM Drive có thể được sử dụng làm một động cơ tên lửa đẩy không, khi mà nó không hề đẩy ra một lực nào.

    Được lắp đặt bởi nhà phát minh và kĩ sư hóa học người Mỹ Guido Fetta, EM Drive lôi kéo được rất nhiều sự chú ý của dư luận và không ít các nhà khoa học. Với nhiều thí nghiệm, EM Drive chứng tỏ rằng nó có thể hoạt động được, nhưng điều đó chưa đủ, EM Drive đi ngược lại với một trong những định luật vật lý cơ bản nhất mà chúng ta có.

    Theo Newton, "trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều”. Nhiều nhà vật lý học đã nói rằng EM Drive vi phạm điều luật ấy.

    Để động cơ đẩy này có thể có được đà tiến tới một hướng nhất định, chúng phải đẩy ra một lượng lực theo hướng ngược lại. Nhưng EM Drive, theo lý thuyết, thì không như thế. Chúng sẽ đi theo một hướng mà không cần tới lực đẩy. Điều ấy đi ngược lại với những gì chúng ta biết về vật lý cơ bản.

    Không chỉ vậy, nó còn sẽ làm được điều bất khả thi (trên lý thuyết), là đưa con người lên Sao Hỏa chỉ trong vỏn vẹn 70 ngày. Chỉ trong khoảng thời gian hơn 1 tháng mà ta lên được Sao Hỏa, thì đó sẽ là bước nhảy vọt trong ngành hàng không vũ trụ và sẽ là bước đà để ta khám phá vũ trụ mênh mông này.

    Dù vậy, mọi thứ vẫn nằm trên giấy tờ lý thuyết và ta đã quá chán cảnh phải nghe mọi thứ liên quan tới EM Drive là “lý thuyết” rồi.

    Được phát minh ra bởi nhà khoa học người Anh Roger Shawyer từ năm 1999, EM Drive có nguyên tắc hoạt động như sau:

    Chúng sử dụng sóng điện từ làm năng lượng, tạo ra lực đẩy bằng cách nảy các photon vi sóng qua lại trong một khối kim loại rỗng hình nón. Điều này sẽ khiến cho đầu thon hơn của EM Drive tiếng về phía trước, theo hướng xác định.

     Một mẫu thử EM Drive.

    Một mẫu thử EM Drive.

    Từ khi được phát minh ra, công cuộc nghiên cứu Em Drive không có một dấu hiệu bỏ cuộc nào dù cho nó vi phạm luật vật lý cơ bản. Năm vừa rồi, một buổi thử nghiệm bởi các nhà vật lý học NASA tại phòng thí nghiệm Eagleworks đã cho thấy rằng có “dấu hiệu của một lực đẩy bất thường” tạo ra bởi EM Drive. Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Đức đã kết luận rằng bằng một cách nào đó, động cơ này đã phóng ra được lực đẩy.

    Tới thời điểm hiện tại, qua hàng loạt thử nghiệm và nghiên cứu, thì có tin rằng bản báo cáo của Eaglework thuộc NASA đã qua giai đoạn xét duyệt và chuẩn bị được xuất bản. Nếu như điều này là sự thực, thì đây sẽ là tin cực kì lớn: EM Drive đã được chứng minh là hoạt động được.

    Dù vậy, một bản xét duyệt vẫn chưa thể cho loài người chúng ta một công cụ di chuyển liên hành tinh nhanh chóng được. Đây mới chỉ là bước đầu tiên tiến tới tương lai tươi sáng ấy. Cuối cùng thì, ta cũng sắp được chứng kiến động cơ EM Drive bay vào vũ trụ rồi.

    Ông Guido Fetta, CEO của công ty Cannae và người tạo ra động cơ Cannae Drive, động cơ tên lửa dựa trên thiết kế nguyên mẫu EM Drive của Roger Shawyer, trong tháng vừa rồi ông đã thông báo về việc phóng động cơ này trên một vệ tinh mini CubeSat mang tên 6U.

     Cannae Drive.

    Cannae Drive.

    Với thời gian 6 tháng nằm trên quỹ đạo, các nhà khoa học cuối cùng sẽ có thể quan sát được vệ tinh kia có được đẩy đi trong không gian với động cơ Cannae Drive kia không.

    Nhưng người sáng tạo ra động cơ EM Drive cũng không hề ngồi yên. Chính Shawyer và một đội ngũ kĩ sư Trung Quốc đang tiến hành lắp đặt một động cơ EM Drive có thể thử nghiệm được trên môi trường vũ trụ. Đó là cuộc đua của hai người, nhưng kết quả của cuộc tranh đấu ấy có thể sẽ mang lại thành quả cho cả loài người. Chúng ta hãy chờ thời gian trả lời.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ