Chiều hè theo chân anh "Cường chậu đỏ" đi sửa cột điện gió

    PAV,  

    Một ngày đi theo người thầy dạy kiến trúc xanh Lê Vũ Cường đến xóm điện gió sửa chữa những cột bị bão làm hỏng, chúng tôi mới biết sự vất vả mà thầy Cường đã trải qua.

    Một chiều Chủ Nhật nắng như đổ lửa, nhiệt độ ngoài trời có thể lên tới 38 39 độ C, chúng tôi theo chân anh Lê Vũ Cường trở lại "Xóm chậu nhựa đỏ" ven sông Hồng để gia cố lại các cột gió đã hư hỏng do những cơn giông bất chợt về đêm đã bẻ gãy vài cánh gió.

    Nếu như lần trước tới đây, chúng tôi chỉ có thể ngắm nghía và mô tả cho các bạn về những cột điện gió này từ xa thì hôm nay chúng ta đã có cơ hội tiếp cận gần hơn và thậm chí là tháo tung ra để biết được cấu tạo cũng như cách thức hoạt động của những chiếc "cối xay gió" này.

    Theo chân anh Cường chữa trị cho những đứa con tinh thần

    Những cơn giông bất chợt báo hiệu mùa mưa bão đã tới, và hậu quả là 2 cột thu gió trong số 10 cột đã bị gãy cánh.

     Sau cơn giông, 1 số cột đón gió bị gãy cánh.

    Sau cơn giông, 1 số cột đón gió bị gãy cánh.

    Coi những cột phát điện gió như những đứa con tinh thần, KTS Lê Vũ Cường nhanh chóng sắp xếp thời gian tới đây xử lý ngay khi biết tin.

    Công việc của chúng tôi hôm nay là tìm cách tháo 2 cột tuốc-bin xuống để gia cố lại các cánh đón gió và lắp nó trở lại như cũ. Theo người dân ở đây cho biết, toàn bộ 10 cột điện gió này được KTS Lê Vũ Cường làm toàn bộ từ A đến Z với sự trợ giúp của một vài tình nguyện viên.

    Cần tới 3 người mới kéo nổi chiếc cột gió ra khỏi thuyền.
    Cần tới 3 người mới kéo nổi chiếc cột gió ra khỏi thuyền.

    Dù chỉ phải sửa lại 2 trong số 10 cột và làm ở vị trí hỗ trợ nhưng dường như áo ai trong đoàn chúng tôi cũng đều ướt đẫm mồ hôi.

    Cận cảnh chiếc cối xay gió

    Để tháo được cột cánh gió xuống, chúng tôi phải nhờ tới sự hỗ trợ của một anh bạn là dân cư của xóm này. Và đây là hình ảnh cụ thể của chiếc cột đón gió này.

    Gió bão làm các ốc vít phá hủy hộp nhôm.
    Gió bão làm các ốc vít phá hủy hộp nhôm.
     Cấu tạo của phần cánh gió làm bằng chậu nhựa, vừa rẻ tiền lại vừa hiệu quả.

    Cấu tạo của phần cánh gió làm bằng chậu nhựa, vừa rẻ tiền lại vừa hiệu quả.

    KTS Lê Vũ Cường cũng chia sẻ thẳng thắn, do bản thân không có nhiều chuyên môn về lĩnh vực cơ khí nên lúc đầu lắp đặt anh không tính tới trường hợp gió bão làm thanh nhôm bị lay rộng lỗ vít khiến nó không còn chắc chắn như ban đầu nữa dẫn tới hỏng tuốc bin gió.

     Một cách khắc phục khá giản dị nhưng lại hiệu quả và dễ làm.

    Một cách khắc phục khá "giản dị" nhưng lại hiệu quả và dễ làm.

    Để khắc phục, anh Cường cũng đưa ra 1 phương án gia cố khá đơn giản đó là dùng những đoạn gỗ thừa nhỏ bằng diện tích mặt cắt ông nhôm độn vào trong ống tại điểm bắt vít. Nhờ có những đoạn gỗ này, vít sẽ không lay trực tiếp vào thanh nhôm gây toét lỗ, nhờ đó nó có thể hoạt động bền bỉ hơn.

     Mất đến hàng tiếng đồng hồ mới có thể khôi phục hoạt động cho 2 chiếc tuốc bin gió.

    Mất đến hàng tiếng đồng hồ mới có thể khôi phục hoạt động cho 2 chiếc tuốc bin gió.

    Với nhiều người, cách làm của thầy Cường có vẻ chưa phải tối ưu nhưng nó là cách nhanh nhất để cư dân xóm điện gió này có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm.

    Được tận tay tháo dỡ tác phẩm của thầy Lê Vũ Cường, chúng tôi đã hiểu được toàn bộ cơ chế làm việc của hệ thống này.

    Thành phần chính của cột gió này chỉ là một động cơ điện cỡ nhỏ với công suất khoảng 20W mà theo KTS Cường tìm mua cũ tại khi Chợ Trời trên phố Thịnh Yên - Hà Nội. Động cơ này khi đạt tốc độ có thể sinh ra 1 dòng điện 1 chiều có điện áp khoảng gần 12V. Nhưng do điện áp sạc ác quy cần cao hơn 13,6V nên cần qua 1 bộ nâng áp lên trước.

     Động cơ điện 1 chiều được lấy từ 1 loại máy in công nghiệp hỏng, thầy Cường thu mua được ở chợ Trời. Thậm chí còn không thể xem được thông số kỹ thuật.

    Động cơ điện 1 chiều được lấy từ 1 loại máy in công nghiệp hỏng, thầy Cường thu mua được ở chợ Trời. Thậm chí còn không thể xem được thông số kỹ thuật.

    Dòng điện này được tiếp tục dẫn xuống bộ điều khiển sạc vẫn được dùng trong các bộ pin năng lượng mặt trời. Bộ điều khiển sạc này có chức năng ổn định điện áp đầu vào và tránh cháy nổ cho ác quy khi điện áp vào quá cao.

     Dòng điện được tạo ra sẽ đi qua 1 bộ điều khiển sạc.

    Dòng điện được tạo ra sẽ đi qua 1 bộ điều khiển sạc.

     Sau đó sạc vào Ắc quy.

    Sau đó sạc vào Ắc quy.

    Từ ác quy 12V, người dân sẽ nối trực tiếp ra 1 bóng đèn led chạy điện áp 12V có bán sẵn để sử dụng.

    Điện được dẫn về thắp sáng 1 bóng đèn Led công suất khoảng 5W.
    Điện được dẫn về thắp sáng 1 bóng đèn Led công suất khoảng 5W.

    Sau khoảng gần 3 giờ đồng hồ hì hục sửa chữa, cuối cùng chúng tôi cũng đã khôi phục lại hoạt động cho 2 cột đón gió bị gãy. 3 tiếng đồng hồ làm việc trong điều kiện nắng nóng, không có quạt không đèn khiến áo ướt sũng mồ hôi, cả đoàn chúng tôi đều hiểu được những nỗ lực mà thầy Cường dành cho những cư dân của xóm chài này.

    Người ta biết nhiều về việc KTS Lê Vũ Cường đã làm...

    Khi khu kiến trúc xanh "Xóm chậu nhựa đỏ" được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, chúng ta đã biết được khá nhiều về những việc thầy Cường đã làm.

    Thiết kế, chế tạo và tự lắp ráp miễn phí cho 10 hộ dân ở đây, bảo trì và sửa chữa khi cần thiết, giúp người dân ở đây có thêm 4-5 tiếng thắp sáng vào ban đêm. Tiết kiệm được cho mỗi hộ gia đình khoảng 10 bữa ăn sáng mỗi tháng.

    Nhóm của KTS Lê Vũ Cường mất khoảng 2 tuần để lắp đặt hoàn thiện 10 bộ phát điện gió như vậy.

    Nhưng cũng có nhiều điều rất ít người biết

    Đằng sau những thứ mà các bạn đang xem, là rất nhiều thử thách khác mà thầy Lê Vũ Cường cần phải vượt qua.

    Thời gian lắp đặt và chế tạo 10 bộ phát điện gió này là 2 tuần nhưng trước đó, KTS Lê Vũ Cường đã mất khoảng 1 tháng để thử nghiệm các loại cánh gió khác nhau với mục đích là hạ giá thành xuống thấp nhất mà vẫn đảm bảo tốc độ quay cao nhất có thể.

     Cần hàng tháng trời thử nghiệm thiết kế hiện tại mới được rút ra.

    Cần hàng tháng trời thử nghiệm thiết kế hiện tại mới được rút ra.

    Sau khi tìm được mẫu cánh tối ưu, mẫu thiết kế này được lắp thử cho 1 hộ dùng trong 1 tháng để ghi nhận kết quả. Sau đó nó mới được nhân lên 10 bộ và lắp cho các hộ còn lại.

    Bên cạnh đó, chúng ta vẫn biết KTS Lê Vũ Cường thi công 10 bộ điện gió này cùng vài bạn tình nguyện viên. Nhưng thực tế con số vài bạn này chỉ có 2 sinh viên của thầy Cường mà trong đó có 1 bạn là nữ.

    Trong khi 3 người chúng tôi phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ vật vã mới thay xong cánh cho 2 cột gió.

    Đừng chỉ vỗ tay, hãy đưa tay giúp đỡ, người Việt sẽ có thêm những nụ cười

    Công việc của mỗi người chúng ta không phải là xem và vỗ tay tán thưởng, những người dân còn nghèo khổ cần thêm những người như thầy Lê Vũ Cường, cần thêm những nguồn đầu tư phi lợi nhuận khác nữa.

     Dù sống trong điều kiện không tốt nhưng trên gương mặt những người dân xóm điện gió luôn có 1 nụ cười.

    Dù sống trong điều kiện không tốt nhưng trên gương mặt những người dân xóm điện gió luôn có 1 nụ cười.

    Không chỉ dừng lại ở kinh phí, những người có kĩ năng có thể đóng góp cho KTS Lê Vũ Cường thêm những ý tưởng mới, những phương án cải tạo cỗ máy hiện tại để người dân xóm chậu đỏ có thể thắp sáng thêm một vài tiếng nữa. Người Việt sẽ lại có thêm những nụ cười...

    Đừng chỉ đứng khen, hãy tập "bắt chước".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ