Vào đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc đã ban hành bộ luật yêu cầu các công ty công nghệ/viễn thông hoạt động ở Trung Quốc phải cung cấp dữ liệu người dùng khi được yêu cầu.
Trung Quốc chưa bao giờ là nơi lý tưởng để các công ty công nghệ nước ngoài đặt chân đến. Google, Facebook và Twitter bị chặn; Microsoft đang bị điều tra vì có dấu diệu vi phạm bộ luật chống độc quyền. Qualcomm - công ty dẫn đầu về chip xử lí trên di động - đã phải trả số tiền bồi thường 975 triệu USD với tội danh tương tự trong năm ngoái và đang gặp khó khăn trong việc thu hồi phí bản quyền trong đất nước Trung Quốc. Nhưng mọi việc chưa dừng lại ở đó.
Vào đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc đã ban hành bộ luật yêu cầu các công ty công nghệ/viễn thông hoạt động ở Trung Quốc phải hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà hành pháp khi có yêu cầu, bao gồm giải mã những dữ liệu người dùng để "ngăn chặn và điều tra các hoạt động khủng bố." Bộ luật này đã bị phản đối bởi Nhà Trắng. Tuy các công ty công nghệ không nhất thiết phải lưu trữ dữ liệu người dùng ở Trung Quốc và không nhất thiết để cho chính phủ Trung Quốc cài phần mềm gián điệp vào hệ thống nhưng nó vẫn làm các nhà chức trách Mỹ và Châu Âu không hài lòng. Phòng Thương mại Liên minh châu Âu ở Trung Quốc cho rằng những từ ngữ mơ hồ trong bộ luật mới sẽ khiến các công ty gặp khó khăn để thực hiện đều này.
Theo nguồn tin của Bloomberg, các nhà chức trách Trung Quốc đang tìm cách để thanh lọc các công nghệ nước ngoài trong hệ thống ngân hàng, quân sự, công ty trong nước, các cơ quan chính phủ của họ đến hết năm 2020.
Từ lâu Trung Quốc đã nổi tiếng với việc chỉ sử dụng các sản phẩm cộng nghệ từ trong nước. Baidu là một ví dụ, nó được coi là Google ở Trung Quốc với các dịch vụ và sản phẩm tương tự, nhưng họ vẫn sử dụng các phần cứng lẫn phầm mềm từ ngước ngoài. Trong những năm 2000, Trung Quốc đã kêu gọi mọi người sử dụng chuẩn 3G do chính đất nước họ phát triển nhưng nỗ lực này đã không thành công, giống như những lần thử thất bại của họ với con chip nhận diện sóng radio chuẩn Trung Quốc hay stream nội dung truyền hình từ Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc có đủ năng lực và tài chính để không phải sử dụng các công nghệ từ nước ngoài, mà thay vào đó là sử dụng các công nghệ nội địa từ các công ty lớn Huawei, ZTE và Lenovo - vốn là những công ty nổi tiếng không chỉ trong Trung Quốc mà còn ở quốc tế. McGregor từ công ty tư vấn APCO ở Thượng Hải cho biết: "Trung Quốc đủ mạnh để đạt được mục đích họ muốn. Các công ty hoạt động ở Trung Quốc sẽ phải chơi theo luật của chính phủ đấy."
Vào ngày 16 tháng 12 năm trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu về vấn đề an ninh mạng, rằng: "Chúng ta không thể chỉ đảm bảo an toàn bảo mật cho một vài nước nào đó mà mặc kệ phần còn lại." Các nước khác ông muốn ám chỉ đó chính là nước Mỹ, sau hàng loạt sự việc Cơ quan an ninh Quốc gia Mỹ đã tiến hành theo dõi dữ liệu của người dùng, điều này đã khiến các công ty của Trung Quốc như Huawei và ZTE khó khăn trong việc bán các sản phẩm của họ vì vấn đề an ninh tại Mỹ.
Nhưng Trung Quốc sẽ chỉ đặt luật cho cuộc chơi này ở một giới hạn cho phép. Vì dụ như người tiêu dùng ở Trung Quốc vẫn đang rất cần iPhone hoặc là các nhà sản xuất chip ở Trung Quốc vẫn chưa thế thay thế công nghệ của Intel được. Li Xigen, giáo sư tại đại học City University of Hong Kong, cho biết: "Có hiện tượng nghẽn cổ chai ở đây. Khoảng cách giữa các công ty Trung Quốc và công ty nước ngoài vẫn còn khá xa nhau."
Hiện tại, các công ty từ Mỹ đang đẩy mạnh việc hợp tác với các công ty Trung Quốc để có cơ hội giữ chân lại tại thị trường này. Vào ngày 17 tháng 1, Qualcomm vừa tuyên bố thương vụ liên doanh với tỉnh Quý Châu ở Trung Quốc để cung cấp các chip xử lí trong máy chủ. Dell đang làm việc với công ty Kingsoft để phát triển máy chủ điện toán đám mây và đã lập nên một phòng thí nghiệm trí thông minh nhân tạo ở Học viện khoa học Trung Quốc. Trong các tháng qua, HP, Cisco và IBM đã công bố kế hoạch để làm việc chặt chẽ hơn với các đối tác Trung Quốc. Những động thái này cho thấy kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình đang hoạt động.
Các tập đoàn lớn cũng đang làm điều tương tự, kể từ khi Microsoft bị các nhà chức trách điều tra sự việc vi phạm luật chống độc quyền, công ty này đang phải làm việc cật lực để giữ hình ảnh tốt trong mắt chính phủ Trung Quốc. Họ đang làm việc với tập đoàn China Electronics để tuỳ biến hệ điều hành Windows cho riêng người dân Trung Quốc, thậm chí họ đã từ bỏ bộ máy tìm kiếm Bing của mình và thay bằng Baidu trên Windows. Khi Tập Cận Bình đến thăm Tổng thống Mỹ vào tháng 9 năm ngoái, ông đã đến Seattle để gặp Bill Gates và CEO Microsoft, Satya Nadella tại trụ sở chính của công ty.
Tuy nhiên vấn đề của Microsoft tại Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết triệt để. Vào ngày 5 tháng 1, Quản Lý Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc đã tiến hành điều tra Microsoft thêm về việc vi phạm luật chống độc quyền. Đại diện Microsoft đã chia sẻ: "Chúng tôi rất nghiêm túc về việc tuân thủ các điều lệ ở Trung Quốc và sẽ trả lời bất kì câu hỏi gì từ các nhà chức trách."
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming