Chính sách ủy quyền sửa chữa của Apple tệ đến mức rất nhiều cửa hàng không dám ký kết

    M.Đức,  

    Chương trình này có vẻ không thành công như những gì hãng tưởng tượng.

    Vào tháng 8 năm ngoái, Apple công bố chương trình cho phép các cửa hàng sửa chữa không thuộc sở hữu của hãng có thể mua linh kiện để thay thế cho những chiếc iPhone hỏng. Những tưởng đây sẽ là một cánh cửa mới giúp cho việc sửa chữa iPhone trở nên dễ dàng hơn, nhưng có vẻ như Apple đã có quá nhiều yêu cầu khắt khe với các đối tác, đến nỗi rất nhiều cửa hàng không dám ký kết để tham gia vào chương trình này.

    Trang tin tức Vice đã có trong tay một bản hợp đồng này, với những điều khoản được cho là ảnh hưởng đến quyền lợi của cả cửa hàng và người dùng. Apple có thể gửi các chuyên viên đến cửa hàng bất cứ lúc nào để kiểm tra xem họ có sử dụng đúng linh kiện được cung cấp hay không. Và mỗi lần cửa hàng sử dụng các linh kiện không chính thống của bên thứ 3, họ sẽ phải trả số tiền lên tới 1000 USD. Đó là còn chưa kể cửa hàng cũng sẽ phải trả phí cho các chuyên viên đã đến kiểm tra.

    Chính sách ủy quyền sửa chữa của Apple tệ đến mức rất nhiều cửa hàng không dám ký kết - Ảnh 1.

    Nếu như những cửa hàng đã tham gia chương trình nhưng sau đó có ý định ngừng thì Apple vẫn có quyền gửi các chuyên gia đến kiểm tra trong vòng 5 năm! Một điều khoản khác ảnh hưởng lớn để sự riêng tư của người dùng: mỗi khi sửa chữa thì các cửa hàng phải lấy thông tin như tên, số điện thoại và địa chỉ nhà của họ để cung cấp về cho Apple.

    Có vẻ như vẫn có một lượng nhỏ cửa hàng vẫn tham gia vào chương trình, đây là những cửa hàng tự tin rằng các sản phẩm được sử dụng để thay thế của mình đều được cung cấp bởi Apple, và "sẵn sàng chào đón những chuyên viên đến kiểm tra nếu cần thiết".

    Nước đi này có lẽ sẽ không làm nhiều người ngạc nhiên, vì từ trước đến nay Apple vẫn là một công ty rất chặt chẽ trong việc kiểm soát những sản phẩm bán ra của mình. Năm ngoái, hãng đã gửi thông báo đến những người dùng đã sử dụng pin hoặc màn hình thay thế từ bên thứ 3 - mặc dù đây vẫn là những linh kiện 'chính hãng'. Apple cũng đã có những cuộc vận động hành lang để ngăn cấm bộ luật cho phép người dùng tự sửa chữa sản phẩm của mình tại tòa án California, Mỹ.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ