Cho vẹt đeo kính, nhưng không phải vì lý do thời trang

    Tuấn Hưng,  

    Lade có thể gây nguy hiểm nếu như chúng được chiếu trực tiếp vào mắt. Đó là lý do chú vẹt này được đeo một chiếc kính bảo vệ mắt để tránh gặp nạn và trở thành chim "mù".

    Một đội ngũ nghiên cứu tại đại học Stanford đã sử dụng lade để thử nghiệm nhiều giả thiết về cách bay của động vật. Họ cho một chú vẹt bay qua một vùng lade nhằm mục địch đo đạc sự chuyển động trong không khí của chúng. Và để chắc chắn rằng chú chim được an toàn trong thử nghiệm này, nhóm nghiên cứu sinh đã phải trang bị cho nó cặp kính tí hon nhất.

    Lade có thể gây nguy hiểm nếu như chúng được chiếu trực tiếp vào mắt. Đó là lý do tại sao chiếu đèn lade vào một máy bay chiến đấu có thể khiến bạn phải vào tù “bóc lịch” nhiều năm. Sự nguy hại đó không chỉ đối với con người mà còn cả với các loài chim. Để bảo vệ chú vẹt, có cái tên Obi, khỏi chấn thương vùng mắt nghiêm trọng, một trong những nhà nghiên cứu đã sử dụng một máy in 3D để tạo ra những chiếc kính bảo hộ an toàn có kích thước nhỏ xinh dành cho loài chim.

    Một khi họ đã huấn luyện được Obi bay lượn khi đeo kính, họ có thể lần ra được chuyển động của nó bằng lade. Họ cho Obi bay qua làn sương và được thắp sáng bởi lade, và bằng cách quan sát sự chuyển động của những hạt sương, họ có thể tính toán được chính xác con chim đã sản sinh ra bao nhiêu lực.

    Đây là một phương thức mới để nghiên cứu chuyển động bay, và nó cho ra kết quả dữ liệu chính xác nhất từ trước đến giờ. Bằng cách sử dụng phương thức này, những nhà nghiên cứu có thể hình dung ra được lực xoáy và gió được tạo ra bởi những đôi cánh đang vỗ của con vẹt.

    Thử nghiệm nghiên cứu chuyển động bay của loài chim

    Đội ngũ này đã thử nghiệm 3 mẫu động vật nhân tạo, và họ tìm ra rằng chẳng có mẫu nào cho ra kết quả chính xác dù chỉ một phần. Mỗi một mẫu thừa nhận những điều không đúng với thực tế. Với dữ liệu mới mà những nhà nghiên cứu thu nhận được, các nhà khoa học có thể tạo ra những mẫu mô hình mới hơn, chính xác hơn. Và nó chính là tương lai để phát triển ứng dụng cho ngành khoa học về không gian cũng như người máy.

    Theo Mashable

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ