Ngày càng nhiều trường đại học hợp tác xuyên quốc gia bằng chương trình du học bán phần như giải pháp vượt qua Covid-19,theo University World News.
Theo bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam hiện có khoảng 190.000 du học sinh, rất nhiều trong số đó phải bỏ ngang việc học trở về nước tránh dịch Covid-19. Ảnh hưởng nhiều hơn cả là lứa 2002, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT dời lại tháng tám khiến nhiều bạn không kịp bổ sung hồ sơ để nhập học kỳ tháng chín.
Học online là một giải pháp để người trẻ có thể bám trụ du học, tuy nhiên có những bất cập như chênh lệch múi giờ; giáo trình trực tiếp áp dụng cho trực tuyến chưa phù hợp; không sử dụng được thư viện, phòng lab, các công cụ bổ trợ và tính trạng kết nối không phải lúc nào cũng tốt…
Theo khảo sát của University World News, trong bối cảnh Covid-19, xu hướng chung là du học sinh sẽ chọn các chương trình trong nước, vì không chấp nhận chi trả cho các chương trình học online, hơn nữa còn không được trải nghiệm cơ sở vật chất và dịch vụ của trường nhưng vẫn phải chi trả khoản chi phí khá cao.
Các học sinh, sinh viên gặp nhiều bất cập cho việc đi du học (Ảnh minh họa)
Mặt khác, một số bạn trẻ chọn phương án nghỉ giải lao từ một học kỳ đến một năm học "Gap-year" theo văn hóa của phương Tây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Gap year chưa phải là thói quen của bạn trẻ Việt, nếu áp dụng máy móc, có thể khiến nhiều học sinh bị trượt dài và chán nản trong trạng thái chờ đợi vô hạn.
Trước thực tế này, du học bán phần là một trong những giải pháp dung hòa những khó khăn cho các kế hoạch du học. Du học bán phần là hình thức du học trong đó sinh viên học tại Việt Nam một, hai năm chương trình đại cương trước khi bước vào chuyên ngành tại đại học nước ngoài.
Với chương trình này, sinh viên không phải chờ đợi mà học ngay tại Việt Nam với giáo trình và chất lượng được kiểm định bởi đại học đối tác. Hơn nữa, chi phí du học bán phần và các gói vay hỗ trợ cũng phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình trong mùa dịch.
Tiến sĩ Lý Quí Trung, Cố vấn cấp cao của Đại học Western Sydney, Australia nhận định: "Ngày càng nhiều trường đại học lớn trên thế giới liên kết với các đại học trong nước. Vì vậy, học sinh có thể tìm kiếm chương trình học phù hợp và linh động - có thể lên đường du học ngay sau khi hết dịch".
Cử nhân Kinh doanh-Du học bán phần UEH-ISB Pathway BBus là chương trình chuyển tiếp du học 2 1 dựa trên thỏa thuận hợp tác liên thông giữa Viện ISB - Trường Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) với bốn đại học hàng đầu ở Australia và New Zealand. Chương trình gồm hai giai đoạn đào tạo:
Giai đoạn một: Học hai năm tại Việt Nam, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và rèn luyện kỹ năng tiếng Anh.
Giai đoạn hai: Học một năm tại nước ngoài, sinh viên chọn một trong bốn đại học và chuyên ngành đào tạo tương ứng để chuyển tiếp:
- Đại học Macquarie, Australia: 13 chuyên ngành đào tạo
- Đại học Western Sydney, Australia: 10 chuyên ngành đào tạo
- Đại học Wollongong, Australia: 11 chuyên ngành đào tạo
- Đại học Waikato, New Zealand: 10 chuyên ngành đào tạo
Xem chi tiết chương trình Cử nhân Kinh doanh-Du học bán phần UEH-ISB Pathway BBus tại đây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android