Chú ong bắp cày này được đặt theo tên của Dracula vì một lý do ai cũng phải bất ngờ
Chú ong bắp cày kỳ lạ này được bảo quản kỹ càng trong hổ phách, và nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy nó có một tập hợp các bộ phận tạo thành cái miệng treo lủng lẳng từ trên đầu.
Các nhà khoa học đã đặt tên cho mẫu vật chưa từng thấy này cái tên của kẻ hút máu nổi tiếng nhất lịch sử loài người, Dracula.
"Con quỷ có cánh" tí hon (chỉ dài 2,5mm) này là một ví dụ rõ nét về loài ong bắp cày của kỷ Phấn Trắng, thuộc siêu gia đình Serphitoidea. Chỉ có hai gia đình tạo nên nhóm sinh vật này, đó là Serphitidae và Archaeoserphitidae. Nhưng cây gia tộc của con bọ nhỏ bé chúng ta đang nói ở đây lại không thuộc cả hai nhóm đó, nếu xét về mặt sinh học.
Dựa trên bảng đối chiếu các đặc tính chủ chốt, nhà cổ sinh vật học Alexandr Rasnitsyn từ Học viện Khoa học Nga và Christoph Ohm-Kuhnle từ Đại học Tubingen đã xác định rằng có lẽ tốt nhất nên xếp nó vào gia đình Serphitidae.
Nhưng khi xét số khúc râu, thiết kế cánh, bộ hàm và râu ở hai bên miệng của nó, các nhà cổ sinh vật học lại thấy rằng phải lập nên một tiểu mục phân loại mới.
Và thế là họ lập nên một gia đình mới mang tên Supraserphitinae, chỉ gồm 1 sinh vật với chiếc hàm dài đầy ám ảnh, mang tên Supraserphites draculi! Cứ nhìn hình dưới đi, bạn thấy nó đáng sợ chứ?
Cách nó dùng cái miệng trông như ma cà rồng hút máu và chiếc râu lủng lẳng như thế nào thì chẳng ai biết được, nhưng chắc chắn không phải dùng cho một nghi lễ tế thần hút máu kỳ quặc như phim ảnh hay miêu tả rồi.
Nếu quan sát các thành viên khác thuộc siêu gia đình Serphitoidea, chúng ta có thể có một manh mối. Được miêu tả là loài ký sinh trùng, con ong bắp cày này đẻ trứng vào vật chủ, để khi ấu trùng của chúng nở ra, sẽ có một bữa ăn giàu chất dinh dưỡng đang chờ sẵn.
Không phải giống như lũ undead biến vật chủ thành một loài sinh vật huyền bí mới sau một đêm ngủ nghỉ đâu, nhưng trong thế giới động vật, việc để cho lũ nhóc mới sinh gặm nhấm cơ thể của một nạn nhân không hề hay biết để thoát ra ngoài có vẻ cũng...tởm không kém.
Những khối đá bao quanh miếng hổ phách chứa con ong bắp cày Dracula này có niên đại dưới 100 triệu năm. Tức con ong bắp cày này có lẽ đã bị nhốt trong hổ phách ít nhất 270 triệu năm về trước.
Phát hiện kỳ lạ này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử địa lý của khu vực Đông Nam Á.
Miếng hổ phách chứa con ong bắp cày được khai quật từ một hầm mỏ ở thung lũng Hukawng, Myanmar, một khu vực nổi tiếng với các hóa thạch được bảo quản cực đẹp, bao gồm một con ong tiền sử có niên đại già nhất từng được biết đến.
Cùng với một loạt các loài côn trùng độc đáo bị mắc lại trong hổ phách vào cùng khoảng thời gian của chú ong bắp cày kỳ lạ, những nét tiến hóa khác biệt của S. draculi cho thấy hệ sinh thái của nó đã bị cô lập một thời gian dài.
Cuối cùng, mẫu vật ong bắp cày mà các nhà cổ sinh vật học thu được thuộc về giống cái, vậy đặt cho nó một cái tên giống đực như Dracula có hơi ngược đời hay không?
Tham khảo: ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI