Chủ tịch Facebook, tỷ phú thế giới đầu tư tới 250 triệu USD chống ung thư

    Minh Đức,  

    Nhà đồng sáng lập Facebook Sean Parker đã quyết định quyên góp 250 triệu USD cho nghiên cứu liệu pháp miễn dịch ung thư tại nhiều bệnh viện

    Công tác nghiên cứu liệu pháp miễn dịch ung thư sẽ có những bước tiến mới khi tỉ phú công nghệ Sean Parker thông báo sẽ ủng hộ 250 triệu USD cho sáu trung tâm nghiên cứu ung thư trên toàn quốc, bao gồm cả trung tâm ung thư Manhattan's Memorial Sloan Kettering và Standford.

    Sean Parker, cha đẻ của mạng chia sẻ âm nhạc Napster và chủ tịch đầu tiên của mạng xã hội Facebook thông báo rằng anh sẽ ủng hộ một phần tài sản của mình cho công tác nghiên cứu liệu pháp miễn dịch ung thư. Đây sẽ là bước ngoặt lớn, đem lại nhiều lợi ích cho công tác điều trị căn bệnh chết người này.

     Chân dung Sean Parker - cha đẻ của mạng xã hội chia sẻ âm nhạc Napster và chủ tịch Facebook

    Chân dung Sean Parker - cha đẻ của mạng xã hội chia sẻ âm nhạc Napster và chủ tịch Facebook

    Liệu pháp này tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này được chú ý trong thời gian gần đây khi nó đã giúp cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter chống lại căn bệnh ung thư.

    Khoản tiền của Parker là số tiền lớn nhất từng được quyên góp cho công tác nghiên cứu điều trị liệu pháp miễn dịch ung thư. Giới tỉ phú tại Mỹ đang quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Ba tháng sau, tổng thống Obama đã kêu gọi khoản đóng góp 1 tỉ USD cho chương trình nghiên cứu ung thư liên bang Mỹ. Daniel Ludwig đã quyên góp 540 triệu USD cho sáu trung tâm ung thư tại Mỹ và nhà đồng sáng lập Nike Phil Knight cũng đã trao tặng cho nhóm nghiên cứu ung thư tại đại học khoa học và sức khỏe Oregon 500 triệu USD vào năm 2013.

    Tháng trước, thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg cùng cha đẻ của tập đoàn Jones Apparel Sidney Kimmel và nhiều nhà hảo tâm khác đã thông báo sẽ quyên góp 125 triệu USD cho nghiên cứu liệu pháp trị liệu ung thư tại trường đại học y dược John Hopkins.

    Trung tâm nghiên cứu liệu pháp trị liệu ung thư Parker mới tại San Francisco sẽ tập trung hỗ trợ “những ý tưởng đột phá táo bạo nhưng không được chính phủ quan tâm”, Jeffrey Bluestone - nhà miễn dịch học kiêm giám đốc trung tâm chia sẻ.

    Việc thành lập viện nghiên cứu mở ra hy vọng cho việc điều trị bệnh ung thư. Trong những năm qua, công tác phòng chống bệnh ung thư diễn ra chậm và kém hiệu quả. Tỉ lệ sống sót từ bệnh ung thư phổi chỉ tăng 4% (từ 13% đến 17%) trong vòng 20 năm.

     Những nỗ lực cho căn bệnh ung thư dường như là chưa đủ

    Những nỗ lực cho căn bệnh ung thư dường như là chưa đủ

    Hiện tại, phương pháp liệu pháp miễn dịch được coi là lựa chọn cuối cùng cho các bệnh nhân ung thư, sau khi hệ miễn dịch của họ bị tàn phá do phương pháp hóa trị và sử dụng phóng xạ.

    Tôi muốn nó trở thành phương pháp điều trị hàng đầu”, Parker phát biểu trong một buổi phỏng vấn vào tháng trước. “Nó sẽ giúp giảm bớt chi phí của việc điều trị ung thư”.

    Viện nghiên cứu mới của Parker sẽ phối hợp với các trung tâm nghiên cứu ung thư trên toàn nước Mỹ và trong tương lai hy vọng có thể mở rộng phạm vi hợp tác nếu có thêm các khoản đóng góp. Cả 6 trung tâm nghiên cứu ung thư đều đồng ý gửi những chuyên gia xuất sắc nhất làm việc cho viện Parker để có thể mang đến những thành tựu mới cho công tác điều trị ung thư.

    Nhờ có nguồn quỹ, Jedd Wolchok, nhà nghiên cứu ung thử nổi tiếng tại Memorial Sloan Kettering, có thể làm việc hiệu quả hơn. Ông chia sẻ “trước đó, tôi và các đồng nghiệp luôn phải dành 1/3 thời gian làm việc để loay hoay đi tìm các nguồn hỗ trợ”.

    Chuyên gia ung thư Stan Gerson nói rằng liệu pháp miễn dịch có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, chỉ có 30-40% bệnh nhân được chữa trị dứt điểm từ phương pháp này. Số còn lại sẽ tái phát bệnh chỉ sau 1 -3 năm. Rất nhiều các câu hỏi đã được đặt ra tại sao nhiều bệnh nhân phản ứng tích cực với thuốc, còn số khác thì không.

     Bác sĩ Jedd Wolchok chia sẻ rằng công việc nghiên cứu của ông trở nên hiệu quả hơn nhờ các khoản quyên góp của tỉ phú trẻ Parker

    Bác sĩ Jedd Wolchok chia sẻ rằng công việc nghiên cứu của ông trở nên hiệu quả hơn nhờ các khoản quyên góp của tỉ phú trẻ Parker

    Gerson, giám đốc của trung tâm ung thư Case Comprehensive, ước tính rằng cần khoảng 10 tỉ USD nữa để giúp hoàn thiện phương pháp điều trị này và phổ biến rộng rãi cho các bệnh nhân.

    Parker đã quyên góp một phần tư trong tổng số tiền mà tổng thống Obama kêu gọi nhằm phát triển một trong những phương pháp tiềm năng nhất cho căn bệnh ung thư tại thời điểm hiện tại.

    Chúng tôi muốn tập trung vào một nghiên cứu cụ thể để có thể tiến xa hơn”, Parker chia sẻ. Và với tiềm năng của liệu pháp miễn dịch, đây được hy vọng là tương lai cho công tác điều trị ung thư trên toàn thế giới.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ