Các lệnh trừng phạt trong hai năm qua làm tổn thương công nghiệp bán dẫn toàn cầu vì phá vỡ mối quan hệ tin cậy trong ngành này.
Chủ tịch luân phiên của Huawei Eric Xu khẳng định: “ Mỹ áp đặt trừng phạt với Huawei trong hai năm qua. Điều này gây thiệt hại đáng kể cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi và cho cả ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Các lệnh cấm của Mỹ phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành, buộc nhiều quốc gia và khu vực phải tính toán lại về an ninh chuỗi cung ứng.
Thế giới đang chứng kiến sự hoảng loạn dự trữ. Một số công ty chưa từng mua trước, nay có kho hàng bán dẫn cho 3-6 tháng, thậm chí lâu hơn. Ngành công nghiệp này mất nhiều năm để xây dựng chuỗi cung ứng không có hàng tồn kho, do đó, việc tích trữ hàng loạt dẫn đến sự thiếu hụt toàn cầu về nguồn cung bán dẫn.
Sự thiếu hụt toàn cầu này là kết quả trực tiếp của các hành động của Mỹ chống lại Huawei và dẫn đến việc mua bán hoảng loạn, có thể dẫn đến những cuộc khủng hoảng kinh tế”.
Ngành bán dẫn toàn cầu đang gặp khủng hoảng
Chất bán dẫn là sản phẩm rất phức tạp để thiết kế và sản xuất, đòi hỏi sự đầu tư lớn vào R&D và vốn. Điều này tạo nên chuỗi cung ứng toàn cầu chuyên môn hóa cao, nơi mỗi khu vực đóng một vai trò khác nhau dựa trên thế mạnh riêng. Sự hợp tác này tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo, giảm chi phí, mang lại lợi ích cho các công ty và người dùng.
Khi không còn sự hợp tác trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mỗi khu vực phải thiết lập chuỗi cung ứng địa phương. Theo báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA), việc xây dựng chuỗi tự cung tự cấp sẽ cần khoản đầu tư ít nhất 1.000 tỷ USD. Giá chất bán dẫn tăng từ 35-65%, cuối cùng sẽ do người dùng gánh chịu.
“Các xưởng đúc đang tăng giá chip, dẫn đến chi phí sản xuất cao và các sản phẩm điện tử tiêu dùng cũng đắt hơn. Chúng ta có thể thấy những đợt tăng giá trong tương lai gần”, ông Eric Xu phân tích.
Từ cuối năm 2020, ngành bán dẫn đối mặt với tình trạng thiếu. Các công ty sản xuất ô tô bị ảnh hưởng đầu tiên trong chuỗi khủng hoảng. Một số nhà sản xuất điện thoại thông minh như Xiaomi và Oppo mạnh tay mua sắm linh kiện sau khi Huawei vấp phải lệnh trừng phạt của Mỹ. Khủng hoảng còn lan sang các lĩnh vực sản xuất đồ điện tử tiêu dùng như tủ lạnh, điều hoà… Hai hãng chip lớn là TSMC và Samsung không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu. Thậm chí, đại diện TSMC còn lên tiếng cảnh báo về rủi ro khi “thế giới quá tự tin vào năng lực sản xuất của công ty”.
Ngành bán dẫn toàn cầu đang gặp khủng hoảng
Chủ tịch luân phiên Huawei Eric Xu nói tiếp: “Việc xây dựng lại lòng tin và khôi phục sự hợp tác trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu là rất quan trọng. Các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới cần phải xem xét điều này một cách nghiêm túc và đưa ra lựa chọn chính trị khôn ngoan để xây dựng lại lòng tin và giúp chuỗi cung ứng toàn cầu đi đúng hướng càng sớm càng tốt”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương