Chủ tịch Tập đoàn Viettel: ‘Phải tăng tốc biến xu thế tương lai thành hiện thực’
VTV.vn - Hiện diện ngang hàng với các hãng lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều DN quốc tế, thỏa thuận hợp tác với các công ty toàn cầu… Đó là sự thay đổi...
- 'Độc lạ' laptop màn hình cuộn của Lenovo, trông chẳng giống ai nhưng có khi coder lại cần
- Samsung ra mắt điện thoại giá rẻ có pin 6000mAh, hỗ trợ 5G
- Cáp quang đứt gần hết nhưng đây là lý do mạng 4G, 5G vẫn nhanh như bình thường
- iPhone SE 2024 nhiều khả năng có màn hình OLED, tích hợp chip 5G do Apple tự phát triển
Sau sự kiện, ông Tào Đức Thắng – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đã có cuộc trao đổi về những bài học rút ra sau Hội nghị di động thế giới (MWC) 2023.
.
2023 là năm thứ 6 Viettel tham gia MWC. Điều gì đã thôi thúc Viettel kiên trì như vậy và mục tiêu khi đến với sự kiện này là gì?
Viettel quyết định tham dự MWC với mục tiêu rất rõ ràng, cụ thể.
Thứ nhất, MWC là sân chơi lớn nhất của ngành di động toàn cầu, thu hút gần 90.000 người trên khắp thế giới. Viettel đến đây để lắng nghe và học hỏi các xu thế công nghệ trong tương lai gần, từ đó áp dụng vào các sản phẩm ở các thị trường của Viettel để phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Thứ hai, MWC là sự kiện có sự tham gia của rất nhiều nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia. Ở đây có hàng loạt các buổi họp, phiên thảo luận quan trọng của GSMA và các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế. Các chính sách, giải pháp hành động nêu ở MWC sẽ được triển khai rộng rãi ở từng quốc gia, từng khu vực. Chúng tôi tiếp cận, nắm bắt những thông tin ấy để chủ động nâng cao hiệu quả đầu tư, kinh doanh ở các nước.
Thứ ba, MWC là không gian đẳng cấp thế giới để Viettel giới thiệu các sản phẩm, giải pháp công nghệ do chúng tôi nghiên cứu, phát triển. Đứng ở sân chơi này, Viettel dám tự tin giới thiệu các sản phẩm của mình và được hàng nghìn người quan tâm, đó là niềm tự hào, là động lực thôi thúc Viettel tham dự MWC và tiếp tục sáng tạo sản phẩm, dịch vụ.
Thứ tư, MWC là nơi gặp gỡ, hội tụ của các lãnh đạo Chính phủ, doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ… Ở đây, Viettel được gặp gỡ, trao đổi, thỏa thuận với họ. Sự hội tụ này rất quan trọng để Viettel thể hiện năng lực, chia sẻ quan điểm, ý kiến để tạo dựng sự đồng thuận, niềm tin và quyết định hợp tác với chúng ta.
Cuối cùng, MWC là cơ hội để Viettel làm việc với các nhà M&A (mua bán, sáp nhập) trên phạm vi toàn cầu để có thể tìm kiếm hướng đi mới trong việc mở rộng đầu tư ở các thị trường trong tương lai.
Năm nay, Viettel có thông điệp rất ấn tượng: "Công nghệ từ trái tim". Viettel muốn nói gì với thế giới qua thông điệp này?
Công nghệ ra đời để phục vụ xã hội, người dân. Nếu côn nghệ chỉ phục vụ lợi ích cho một nhóm người thì công nghệ đó còn hạn chế. Không phải chỉ riêng ở Viettel, xu hướng của công nghệ hiện nay đều hướng đến tối đa hóa số lượng người dùng và tối ưu hóa trải nghiệm.
Thông điệp của Viettel về sản phẩm số từ trước đến nay là "Khi công nghệ tiến lên phía trước, không ai bị bỏ lại phía sau", tức là mọi người đều bình đẳng với công nghệ, không phân biệt giàu-nghèo, vùng sâu, vùng xa hay đô thị.
Năm nay, thông điệp "Công nghệ từ trái tim" tại MWC là lời khẳng định của Viettel rằng, nếu làm công nghệ, làm sản phẩm với một tấm lòng, mang lợi ích to lớn cho người dân, chắc chắn sản phẩm đó sẽ nhanh chóng đến với từng gia đình, với xã hội. Điều này đúng với tinh thần khi công nghệ phát triển, không một ai, không một gia đình nào bị tụt hậu, bị bỏ lại phía sau.
Thực tế trong thế giới số, công nghệ càng phát triển có thể khiến khoảng cách giàu - nghèo ngày càng xa. Xin ông cho biết cách làm của Viettel có gì nổi bật để không gây ra nguy cơ này?
Có người nói rằng, khi doanh nghiệp sáng tạo ra một công nghệ mới, họ sẽ giàu lên rất nhanh. Viettel tư duy ở góc độ khác một chút.
Khi doanh nghiệp sáng tạo ra một sản phẩm công nghệ và có thể phổ cập nó đến hàng trăm triệu, hàng tỷ người dùng, sản phẩm đó rất thành công. Thực tế hiện nay có nhiều sản phẩm như vậy. Không thể coi những người tiếp cận sản phẩm đó đang bị mất tiền hay đang làm giàu cho doanh nghiệp đó. Phải nhìn vấn đề này khác đi, khi một sản phẩm sinh ra mà ai ai cũng dùng được, có nghĩa là sản phẩm đó rất có ý nghĩa, phổ cập tới đông đảo người dùng, không phân biệt họ ở đâu.
Những doanh nghiệp thành công xuất phát từ chiến lược kinh doanh thu hút người dùng. Đây là xu thế và tạo ra nuồn lực thúc đẩy các doanh nghiệp start-up mới vươn lên.
Trong lần tham dự MWC này, ông có cảm nhận như thế nào về không khí của sự kiện và sự bùng nổ của ngành di động thế giới?
Sau 3 năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19, MWC đã thực sự hồi phục trong năm nay. Tôi có cảm giác thế giới rất mong chờ sự kiện này để xem thị trường có xu thế gì, các công ty trình diễn sản phẩm nào, các nhà hoạch định chính sách của GSMA và các quốc gia có thông tin, nghiên cứu gì mới... Khác biệt rất lớn đến từ các doanh nghiệp tham dự MWC. Sau 3 năm tích lũy, họ đã mang đến MWC 2023 những gì hay nhất, tốt nhất của mình. Điều này rất ấn tượng.
Ngoài ra, ở MWC, các doanh nghiệp còn giới thiệu nhiều công nghệ của tương lai. Ví dụ như giai đoạn 2017-2018, các hãng tập trung vào 5G và bây giờ, 5G đã trở nên rộng khắp và đi vào cuộc sống. Công nghệ mới xuất hiện ở MWC sẽ được áp dụng phổ biến trong 3-5 năm sau.
Những điều này rất bổ ích và hiệu quả với Viettel. Ví dụ 5 năm trước, Viettel đã đặt mục tiêu phải nghiên cứu, sản xuất được những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu để mang tới MWC. Đó là hệ thống giám sát mạng lưới thông minh SOC; hệ thống mạng lõi, mạng vô tuyến 5G; hệ thống trung tâm điều hành thông minh… Giờ đây, chúng tôi đã hiện thực hóa được mục tiêu ấy.
Vậy còn năm nay, ông có thể chia sẻ một vài xu thế mới mà Viettel nhìn thấy ở MWC?
MWC - Mobile World Congress vốn là một sự kiện thường niên của ngành di động thế giới, nhưng hiện nay nói rất ít về di động, mà trở thành sự kiện lớn nhất, được mong chờ nhất về công nghệ của mọi lĩnh vực. Bởi trong cách mạng 4.0, bất cứ quốc gia nào, doanh nghiệp nào cũng cần phải ứng dụng công nghệ.
Năm nay, nhiều hãng lớn đã nói về 6G, công nghệ không chỉ kết nối trên mặt đất mà cả trên không gian, dưới biển và trong lòng đất. Hay xu thế đưa hệ thống mạng lõi lên cloud và ai cũng dùng được. Ngoài ra, Internet vệ tinh sẽ không còn là dịch vụ xa xỉ bởi lợi thế tốc độ tốt, giá rẻ. Các tập đoàn lớn trên thế giới hiện rất chú trọng và sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp khác để đảm bảo mở rộng doanh thu và lợi nhuận.
Ông có thể chia sẻ một vài ý tưởng mà Viettel có thể học hỏi và áp dụng từ MWC năm nay?
Thông điệp của MWC 2023 là "Khai phóng công nghệ của tương lai ngay từ hôm nay". Điều này có nghĩa là hãy tăng tốc hơn, hãy rút ngắn thời gian xuống. Những gì đã là xu thế, những điều mà chúng ta đã nghiên cứu, phát minh ra mà có ý nghĩa, mang lại giá trị cho con người thì hãy biến nó thành hiện thực ngay và luôn.
Những công nghệ mới nhất năm nay đều đã được các cán bộ, kỹ sư Viettel trong đoàn công tác tìm hiểu, học hỏi, trao đổi và làm việc kỹ với các tổ chức, doanh nghiệp để có thể áp dụng nhanh nhất tại Tập đoàn.
Trong thời gian ở MWC, Viettel đã đón hàng trăm lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp đến tìm hiểu, trao đổi sâu về các lĩnh vực. Tập đoàn cũng ký thỏa thuận với một số công ty lớn như Qualcomm, TikTok, Pegatron, F5. Tầm vóc của Viettel bây giờ là tập đoàn toàn cầu, được thế giới biết tới, nhìn nhận và tin tưởng.
Thành quả này vô cùng tự hào nhưng cũng rất áp lực. Bởi trong thời gian tới, trách nhiệm của Viettel là phải biến các nội dung hợp tác thành hành động, sản phẩm, giải pháp cụ thể để mang lại lợi ích cho Tập đoàn. Các đơn vị của Viettel phải chủ động nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm và kinh doanh không chỉ ở các nước Tập đoàn đầu tư mà phải hướng thị trường toàn cầu, trong đó có cả những quốc gia phát triển.
Xin cảm ơn ông.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"