Sau rất nhiều lần thử nghiệm và trì hoãn để khắc phục lỗi, siêu chiến đấu cơ F-35B Lightning II của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cuối cùng cũng được đưa vào sử dụng chính thức.
Sau rất nhiều lần thử nghiệm và trì hoãn để khắc phục lỗi, siêu chiến đấu cơ F-35B Lightning II của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cuối cùng cũng được đưa vào sử dụng chính thức. Đây là mẫu máy bay chiến đấu tiên tiến nhất và cũng tốn kém nhất trong lịch sử của Mỹ, để hoàn thành dự án này Không quân Mỹ đã phải tiêu tốn tới 500 tỷ USD, một con số không tưởng trong lịch sử quân đội Mỹ.
Chiếc máy bay hiện tại đã hoàn thành giai đoạn kiểm tra IOC (Initial Operational Capability) và có thể được tham chiến ngay từ bây giờ. Tướng Joseph Dunford, thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cho biết:
“Chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này sẽ làm thay đổi cách thức chiến tranh hiện đại. F-35B là một mẫu máy bay chiến đấu đa nhiệm, nó có thể thực hiện các nhiệm vụ từ hộ tống, trinh sát, không chiến, đánh bom, phòng thủ … Một phi đội F-35B có thể thay thế hầu hết các loại máy bay chiến đấu khác”.
Kể từ khi phiên bản đầu tiên được giới thiệu vào năm 2006, đã có không ít lần dự án này bị trì hoãn và vượt quá ngân sách cho phép. Đến năm 2010, số tiền phát triển F-35 đã vượt quá ngân sách ban đầu tới hơn 50% và đến năm 2012, vì quá mệt mỏi với những lần trì hoãn cho nên Bộ Quốc phòng đã phải giảm bớt các tiêu chuẩn cần thiết để hoạt động nhằm tránh phải thiết kế lại mẫu máy bay này một lần nữa.
F-35B là phiên bản dành riêng cho Thủy quân lục chiến, trong khi đó F-35A là phiên bản tiêu chuẩn dành cho Không quân Mỹ sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Còn phiên bản F-35C dành cho Hải quân sẽ phải đợi đến tận năm 2018.
Như vậy F-35B là phiên bản đầu tiên của thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 được đưa vào sử dụng chính thức. Tuy nhiên theo nhận xét của các chuyên gia thì chiếc máy bay này vẫn còn tồn tại rất nhiều lỗi và chưa thực sự hoàn thiện.
Một trong số những thiếu sót rất lớn của F-35B hiện nay chính là phần mềm điều khiển hệ thống vũ khí của chiếc máy bay, được gọi là “Block 3F”. Đây là phần mềm hệ thống giúp phi công có thể điều khiển và sử dụng các loại vũ khí tối tân nhất được trang bị trên F-35B, trong đó phải kể đến các loại bom dẫn đường bằng GPS, bom tầm gần dẫn đường bằng laser, tên lửa không đối không và tên lửa hồng ngoại.
Trong khi Block 3F là hệ thống vô cùng quan trọng và không thể thiếu, thì phải đợi đến tận năm 2019 phần mềm này mới được hoàn thiện. Điều đó đồng nghĩa với việc F-35B hiện nay không thể sử dụng các loại vũ khí tối tân mà nó có.
Đó là chưa kể đến phiên bản thử nghiệm gần đây nhất của chiếc F-35 vẫn còn rất nhiều điểm chưa được hoàn thiện. Mà theo như lãnh đạo cấp cao của Lockheed Martin cho biết thì đây chính là lý do khiến siêu chiến đấu cơ này thất bại trước máy bay F-16 trong một cuộc tập trận.
F-35 | F-16 |
Vai trò: Chiến đấu cơ tàng hình đa chức năng, có khả năng oanh tạc bằng bom và chiến đấu không đối không. Chuyến bay đầu tiên: tháng 12 năm 2006. Giá thành (chưa bao gồm động cơ): F-35A - 98 triệu USD. F-35B - 104 triệu USD. F-35C - 116 triệu USD. Số lượng được sản xuất (tính đến tháng 11 năm 2014): 115 chiếc. Tốc độ tối đa: 1930 km/h. Vũ khí: - Vũ khí dẫn đường bằng laser và hồng ngoại SBD II. - 1 pháo GAU-12/U 25 mm - gắn trong thân F-35A với 180 quả đạn hoặc gắn bên ngoài cánh F-35B và F-35C với 220 quả đạn. - Trong thân máy bay, tối đa 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất. - Tên lửa chống tăng Brimstone. Tên lửa đối không MBDA Meteor. - Vũ khí đối không có thể mang (cả trong và ngoài thân) gồm 12 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa AIM-9; hoặc 6 bom 2.000 lb, 2 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa AIM-9. | Vai trò: Máy bau chiến đấu đa chức năng. Chuyến bay đầu tiên: tháng 1 năm 1974. Giá thành (chưa bao gồm động cơ): F-16A / B - 14,6 triệu USD. F-16C / D - 18,8 triệu USD. Số lượng được sản xuất (tính đến tháng 11 năm 2014): hơn 4540 chiếc. Tốc độ tối đa: 2120 km/h. Vũ khí: - Pháo 20 mm (0.787 in) M61 Vulcan Gatling, 511 viên đạn. - Pháo 70 mm CRV7. - Tên lửa không đối không: AIM-9 Sidewinder, AIM-120 MRAAM, Python-4. - Tên lửa không đối đất: AGM-65 Maverick, AGM-88 HARM.
|
Các ý kiến đưa ra cho rằng chiếc F-35 tham gia tập trận lần này đã không được sơn lớp sơn phủ chống tàng hình để nó có thể vô hiệu hóa radar của máy bay đối phương. Thứ hai là nó không được sử dụng các loại vũ khí tối tân nhất do thiếu phần mềm hệ thống điều khiển như đã nói ở trên.
Cuối cùng là do thiết kế của chiếc mũ phi công trị giá nửa tỷ USD thực sự khiến cho người điều khiển rất khó để quan sát xung quanh. Có thể nói chiếc mũ này là thảm họa với người phi công, trong khi các nhà phát triển quảng cáo các công nghệ tiên tiến nhất được tích hợp sẽ giúp người điều khiển kiểm soát được mọi tình hình xảy ra xung quanh. Nhưng trên thực tế nó chỉ là nỗi thất vọng khi chưa được hoàn thiện.
Có lẽ chương trình F-35 đã mất quá nhiều thời gian và tiền bạc, cũng như đã bị trì hoãn rất nhiều lần khiến cho các quan chức buộc phải gây sức ép để chương trình này phải được hoàn thành. Tuy nhiên việc thúc đẩy tiến độ như vậy có thể gây ra những hậu quả rất lớn.
Đặc biệt là khi những chiếc F-35B hiện tại không thể sử dụng các loại vũ khí hiện đại nhất. Nó đặt ra một dấu chấm hỏi lớn rằng liệu những chiếc siêu chiến đấu cơ này sẽ làm được những gì khi tham chiến.
Trong khi đó các nhà phát triển dự án này vẫn luôn quảng cáo hết lời với những công nghệ hiện đại nhất, những tính năng tốt nhất được tích hợp trong chiếc máy bay. Không quân Hoàng gia Anh là một trong những khách hàng lớn nhất, với 138 chiếc F-35 đã được đặt trị giá tới 19 tỷ USD.
Tham khảo: Dailymail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"