Siêu chiến đấu cơ trăm triệu USD của Không quân Mỹ bị đánh bại bởi máy bay từ năm 1970

    TVD,  

    F-35 là siêu chiến đấu cơ tàng hình hiện đại nhất của Không quân Mỹ, nó cũng là vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử. Tuy nhiên nó lại không thể thắng được "lão già" F-16 trong một trận chiến tay đôi.

    F-35 là siêu chiến đấu cơ tàng hình hiện đại nhất của Không quân Mỹ, nó cũng là vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử. Tuy nhiên có vẻ như Không quân Mỹ đã vứt cả núi tiền của mình xuống biển, khi mà F-35 không thể đánh bại một chiếc máy bay chiến đấu được sản xuất từ năm 1970 là “lão già” F-16.

    Trong một cuộc tập trận trên không diễn ra tại Thái Bình Dương có sự tham gia của siêu chiến đấu cơ tàng hình F-35 và máy bay chiến đấu F-16. Theo đánh giá của những người tham gia cuộc tập trận, thì chiếc F-35 là quá chậm và thiếu linh hoạt để có thể truy đuổi cũng như né tránh đường đạn của đối phương.

    Head-to-head: The F-35 (background) and the F-16 (foreground) took to the skies in a dogfight to determine how the highly-anticipated F-35 compares to its predecessor

    Chiếc F-35 ở phía sau và chiếc F-16 ở phía trước.

    Cuộc tập trận trên không này được tiến hành để kiểm tra khả năng chiến đấu của F-35 ở cự ly gần, từ 3.000 - 9.000 m. Hai chiếc F-35 và F-16 tham gia cuộc tập trận này sẽ cố gắng tiêu diệt lẫn nhau, tất nhiên là với vũ khí mô phỏng.

    Tuy nhiên theo báo cáo của phi công trên chiếc F-35 sau cuộc tập trận, thì chiếc máy bay này không phù hợp để giao tranh ở cự ly gần và kẻ địch trong tầm nhìn. Cụ thể, chiếc chiến đấu cơ này thiếu sự linh hoạt và thiết kế khí động học của nó là không đủ tốt để giúp né các đường đạn và tên lửa địch.

    Bên cạnh đó, chiếc mũ bảo hiểm với công nghệ tiên tiến cho phép phi công quan sát được 360 độ bên ngoài chiếc máy bay, trên thực tế gây ra khá nhiều rắc rối cho phi công.

    Chiếc mũ trị giá 400.000 USD được trang bị những công nghệ tiên tiến của F-35.

    Chiếc mũ trị giá 500.000 USD được trang bị những công nghệ tiên tiến của F-35.

    Viên phi công này cho biết “chiếc mũ bảo hiểm là quá to so với không gian chật hẹp của buồng lái, do đó rất khó để cử động một cách thoải mái khi đang bay”. Thậm chí chiếc F-16 có thể dễ dàng tiếp cận từ phía sau khiến cho viên phi công này không kịp trở tay.

    Trước đó, cũng đã từng có nhiều báo cáo về chiếc mũ bảo hiểm công nghệ cao này của F-35. Mỗi chiếc mũ trị giá 500.000 USD này cho phép hiển thị các thông tin trực tiếp và hình ảnh bên ngoài của chiếc máy bay. Tuy nhiên trên thực tế nó khiến cho phi công rất khó xác định phương hướng, đôi khi các hình ảnh bị rối tung khiến cho phi công phải bay trong tình trạng mù.

    Ngoài ra một loạt những trục trặc xảy ra trong quá trình nghiên cứu và chế tạo, khiến cho dự án này bị trì hoãn tới 8 năm và vượt ngân sách ban đầu tới 263 tỷ USD. Nó được xem là dự án quân sự đắt đỏ nhất trong lịch sử.

    Tuy nhiên Không quân Mỹ vẫn rất tự hào với dự án này, cho rằng F-35 là chiếc máy bay chiến đấu hiện đại và uy lực nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Và nó nên là như vậy, vì dự án F-35 của Không quân Mỹ đã tiêu tốn tổng cộng hơn 400 tỷ USD ngân sách, giá của mỗi chiếc chiến đấu cơ này cũng dao động 120-150 triệu USD.

    But a series of setbacks has delayed production by up to eight years and put it $263billion over budget so far

    F-35 là chiếc máy bay hiện đại nhất và đắt đỏ nhất của Không quân Mỹ.

    F-35 được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất, từ công nghệ tàng hình cho tới hệ thống radar có khả năng định vị tên lửa địch. Nó cũng được trang bị các loại vũ khí uy lực nhất, từ các loại bom SBD II có khả năng dẫn đường bằng laser và hồng ngoại, cho đến hệ thống khóa mục tiêu cho phép xác định vị trí máy bay địch trong mọi điều kiện thời tiết và bất kể ngày đêm.

    Chiếc chiến đấu cơ này có khả năng bay với tốc độ âm thanh Mach 1.6 (1930 km/h), tầm bay tối đa 2.200 km và bán kính chiến đấu 1.100 km.

    Tất cả các thông số trên của F-35 đều vượt trội hoàn toàn so với chiếc máy bay chiến đấu cổ lỗ sĩ F-16 được sản xuất vào những năm 1970. Giá thành của một chiếc F-16 chỉ bằng 1/6 của chiếc F-35. Tuy nhiên trong cuộc tập trận trên không vừa diễn ra, siêu chiến đấu cơ tàng hình F-35 đã bị hạ gục bởi một chiếc F-16.

    Fighting fit at forty: F-16 planes first flew in 1974 and are constantly updated with new technology

    F-16 đánh bại siêu chiến đấu cơ hiện đại F-35 trong cuộc tập trận trên không mới đây.

    Mặc dù vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và sức mạnh cũng như độ tin cậy của siêu chiến đấu cơ này vẫn là dấu hỏi lớn. Nhưng đã có khá nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt hàng trước những chiếc F-35 của Không quân Mỹ.

    Tuy nhiên với tình hình này, có lẽ các lực lượng không quân của các quốc gia khác nên xem xét việc thay thế những chiếc F-35 đắt tiền này bằng một phi đội F-16. “Già nhưng không vô dụng” như những chiếc chiến đấu cơ hiện đại này.

    Dưới đây là bảng so sánh của hai chiếc chiến đấu cơ này

    F-35F-16

    Vai trò: Chiến đấu cơ tàng hình đa chức năng, có khả năng oanh tạc bằng bom và chiến đấu không đối không.

    Chuyến bay đầu tiên: tháng 12 năm 2006.

    Giá thành (chưa bao gồm động cơ):

    F-35A - 98 triệu USD.

    F-35B - 104 triệu USD.

    F-35C - 116 triệu USD.

    Số lượng được sản xuất (tính đến tháng 11 năm 2014): 115 chiếc.

    Tốc độ tối đa: 1930 km/h.

    Vũ khí:

    - Vũ khí dẫn đường bằng laser và hồng ngoại SBD II.

    - 1 pháo GAU-12/U 25 mm - gắn trong thân F-35A với 180 quả đạn hoặc gắn bên ngoài cánh F-35B và F-35C với 220 quả đạn.

    - Trong thân máy bay, tối đa 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.

    - Tên lửa chống tăng Brimstone. Tên lửa đối không MBDA Meteor.

    - Vũ khí đối không có thể mang (cả trong và ngoài thân) gồm 12 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa AIM-9; hoặc 6 bom 2.000 lb, 2 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa AIM-9.

    Vai trò: Máy bau chiến đấu đa chức năng.

    Chuyến bay đầu tiên: tháng 1 năm 1974.

    Giá thành (chưa bao gồm động cơ):

    F-16A / B - 14,6 triệu USD.

    F-16C / D - 18,8 triệu USD.

    Số lượng được sản xuất (tính đến tháng 11 năm 2014): hơn 4540 chiếc.

    Tốc độ tối đa: 2120 km/h.

    Vũ khí:

    - Pháo 20 mm (0.787 in) M61 Vulcan Gatling, 511 viên đạn.

    - Pháo 70 mm CRV7.

    - Tên lửa không đối không: AIM-9 Sidewinder, AIM-120 MRAAM, Python-4.

    - Tên lửa không đối đất: AGM-65 Maverick, AGM-88 HARM.

     

     

     

     

    Tham khảo: dailymail, wiki

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ