Chứng lạnh nhạt với người thân tăng cao vì smartphone

    PV,  

    Thống kê cho thấy có khoảng 2 tỷ người trên thế giới đang sở hữu điện thoại, nhưng có vẻ sự phát triển của di động thông minh đã làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của chúng ta.

    Trường đại học Kent (Úc) vừa đưa ra bài viết trên tạp chí Computers in Human Behaviour, cho rằng số lượng người nghiện điện thoại di động ngày càng gia tăng. Có 3 nguyên nhân chính tạo ra hiện tượng này: nghiện Internet, sợ bỏ lỡ thông tin và thiếu tự chủ bản thân.

    Họ còn cho rằng con người đang mắc phải hội chứng “phubbing”. Đây là một thuật ngữ được ghép từ “phone” (điện thoại) và “Snub” (lạnh nhạt). Nó đề cập đến việc một người sẽ nhìn chằm chằm vào chiếc điện thoại của họ chứ không phải với người khác, trong những hoạt động xã hội, ví dụ như khi đi chơi cùng bạn bè. Điều này sẽ giết chết các mối quan hệ của chúng ta.

    Nghiên cứu cho thấy về lâu dài sẽ khiến mọi người cảm thấy đó là việc bình thường.
    Nghiên cứu cho thấy về lâu dài sẽ khiến mọi người cảm thấy đó là việc bình thường.

    Giáo sư Karen Douglas từ đại học Kent cho rằng “Việc phát triển di động thông minh sẽ làm giảm thay vì gia tăng các mối quan hệ xã hội”.

    “Một phần đáng kể dân số thế giới sử dụng điện thoại thông minh như là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày”, Giáo sư Karen nói với Daily Mail UK, "vì vậy, điều này càng quan trọng với các nhà nghiên cứu xã hội hơn trong việc xem xét ảnh hưởng của điện thoại di động đến chất lượng đời sống xã hội”.

    Ông đã thực hiện cuộc khảo sát trên 251 ứng viên độ tuổi từ 18 đến 66. Kết quả cho thấy những người nghiện điện thoại thường có hành vi “phubbing” đối với người khác.

    Một nghiên cứu khác vào năm 2015 cho biết 46% người Mỹ từng bị “phubbing” bởi người thân họ, và hơn 1/3 số này cho rằng họ cảm thấy chán nản, thậm chí là trầm cảm.

    Theo Zing

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ