Chuyện gì đây: Mark Zuckerberg dừng dự án nhà máy điện hạt nhân cho AI chỉ vì một loài ong
Cuộc chạy đua công nghệ AI đang biến tướng thành chạy đua điện hạt nhân giữa các tập đoàn công nghệ và Mark Zuckerberg đang bị chậm lại phía sau.
- Mark Zuckerberg đặt sức khoẻ lên trên hết, gợi ý môn thể thao hấp dẫn cả thể chất lẫn trí tuệ
- Mark Zuckerberg sa thải nhân viên vì dùng tiền ăn trợ cấp mua đồ gia dụng, nỗi sợ hãi lan tràn khắp Meta khi người lao động không biết khi nào mất việc
- Mark Zuckerberg: Gã độc tài bị Elon Musk và Tim Cook ghét cay đắng, nhưng lại được cổ đông ủng hộ
- Thế hệ Boomer có Steve Jobs, Millenial có Mark Zuckerberg, còn Gen Z có ai?
- Bạn có thể chạy nhanh hơn Mark Zuckerberg không?
Tờ Financial Times (FT) cho hay kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu phát triển trí thông minh nhân tạo (AI) dùng năng lượng hạt nhân của Meta (Facebook) tại Mỹ đã bị cản trở vì một loài ong quý hiếm bất ngờ được phát hiện trên vùng đất của dự án.
Trên thực tế, kế hoạch ký thỏa thuận cung ứng điện từ nhà máy năng lượng hạt nhân cho trung tâm dữ liệu của Meta đã vấp phải nhiều thách thức từ các nhà bảo vệ môi trường và câu chuyện loài ong chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.
Đích thân Mark Zuckerberg đã nói với toàn thể nhân viên Meta rằng việc phát hiện loài ong quý hiếm gần dự án trung tâm dữ liệu sẽ làm phức tạp thêm tình hình.
Đây được cho là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực của Meta trong cuộc đua AI khi các đối thủ Amazon, Google và Microsoft gần đây liên tiếp ký thỏa thuận với các đơn vị nhà máy năng lượng hạt nhân để cung ứng điện cho trung tâm dữ liệu AI.
Xin được nhắc rằng một truy vấn chatbot AI tiêu thụ nhiều điện gấp 10 lần so với một lần tìm kiếm thông thường trên Google.
Bởi vậy điện hạt nhân đang là hướng đi ưu tiên của các ông lớn làng công nghệ hiện nay. Mặc dù tốn chi phí đầu tư cao và mất nhiều thời gian để xây dựng nhưng nguồn cung điện của các nhà máy hạt nhân lại ổn định, liên tục 24/7 chứ không bị ảnh hưởng bởi địa hình, thời tiết hay các yếu tố khác so với những nguồn cung khác.
Dẫu vậy, nhiều nhà hoạt động môi trường cũng cảnh báo về rủi ro tích tụ phóng xạ, gây độc hại cho cộng đồng dân cư và ô nhiễm môi trường. Các cư dân địa phương cũng cảm thấy lo lắng về những trung tâm dữ liệu sẽ làm xói mòn nguồn điện, nước và gây ô nhiễm.
Chạy đua hạt nhân
Vào tháng 9/2024, Microsoft tuyên bố sẽ khôi phục nhà máy điện hạt nhân đã bị bỏ hoang tại Three Mile Island, Pennsylvania. Trong khi đó Amazon đã trả 650 triệu USD để đặt một trung tâm dữ liệu bên cạnh nhà máy điện hạt nhân Susquehanna Steam Electric cũng ở Pennsylvania.
Tháng trước, Google cho biết đã đặt hàng 6-7 lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ từ công ty khởi nghiệp Kairos Power, qua đó trở thành công ty công nghệ đầu tiên đưa vào vận hành các nhà máy điện hạt nhân mới.
Trong bối cảnh đó, Mark Zuckerberg đang bị tụt lại phía sau. Ông chủ Meta đang phải chịu áp lực rất lớn để chứng minh khoản tiền đầu tư khổng lồ vào AI của mình sẽ đem lại lợi nhuận.
Chi phí vốn của Meta cho đầu tư vận hành máy chủ và các trung tâm dữ liệu, các dự án nghiên cứu phát triển AI đang ngày một tăng và nếu không đem lại kết quả như ý muốn thì Mark Zuckerberg sẽ phải hứng chịu cơn thịnh nộ của cổ đông.
Trước đó, Mark Zuckerberg đã cam kết rằng Meta sẽ là tập đoàn công nghệ Big Tech đầu tiên sử dụng AI chạy bằng điện hạt nhân và sẽ có nhà máy năng lượng hạt nhân lớn nhất cung ứng điện cho các trung tâm dữ liệu.
*Nguồn: FT
NỔI BẬT TRANG CHỦ
NVIDIA giới thiệu siêu máy tính AI mới, siêu nhỏ gọn, giá "sinh viên" - rẻ ngang laptop văn phòng mà vô cùng hữu ích
Với mức giá siêu rẻ, siêu máy tính AI này của NVIDIA đặc biệt phù hợp với những người đam mê nghiên cứu AI nhưng tài chính hạn hẹp, như sinh viên hoặc các công ty nhỏ.
Mạnh đến mức giải bài toán mất 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, vì sao chip lượng tử Google vẫn "bó tay" trước các phương thức mã hóa hiện đại?