Chuyên gia khẳng định thú cưng không thể nhiễm Covid-19, vậy lý do một chú chó ở Hồng Kông dương tính với virus là gì?

    zknight,  

    Kết quả xét nghiệm dương tính trên những loài động vật này không có nghĩa là chúng đã nhiễm bệnh.

    Chó mèo là những người bạn tốt trong ngôi nhà của chúng ta – nhưng giữa dịch Covid-19, nhiều người đã lo ngại rằng chúng có thể vô tình trở thành vật chủ trung gian chuyền virus sang con người hay không?

    Các chuyên gia y tế trên khắp thế giới cùng đồng ý với câu trả lời gần như chắc chắn là KHÔNG!

    Vậy tại sao một con chó ở Hồng Kông tuần trước lại cho xét nghiệm dương tính với virus Covid-19?

    Chuyên gia khẳng định thú cưng không thể nhiễm Covid-19, vậy lý do một chú chó ở Hồng Kông dương tính với virus là gì? - Ảnh 1.

    Thú cưng không thể nhiễm Covid-19, chúng thậm chí còn có ích trong dịch bệnh

    Thứ Sáu tuần trước, Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Bảo tồn Hồng Kông (AFCD) cho biết các mẫu dịch lấy từ khoang mũi và miệng của một con chó, là thú cưng của một bệnh nhân Covid-19 đã cho kết quả xét nghiệm "dương tính yếu" đối với chủng virus corona mới.

    Đây được cho là lần đầu tiên trên thế giới, một con chó có kết quả dương tính với virus này. Tuyên bố của AFCD cho biết mặc dù không có triệu chứng bệnh nhưng con chó cũng đã được cách ly 14 ngày giống chủ của mình.

    Nó sẽ còn được xét nghiệm nhiều lần cho đến khi các mẫu phẩm trả về kết quả âm tính. Dựa trên phát hiện này, AFCD đưa ra một khuyến cáo mạnh mẽ rằng thú cưng của những bệnh nhân nhiễm Covid-19 cũng phải cách ly trong 14 ngày.

    Mặc dù vậy, cả AFCD và Tổ chức Y tế Thế giới đều đồng ý rằng không có bằng chứng nào cho thấy thú cưng như mèo hay chó có thể bị lây nhiễm virus corona mới. Kết quả xét nghiệm dương tính trên những loài động vật này không có nghĩa là chúng đã nhiễm bệnh.

    Vậy tại sao một con chó lại cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus?

    Chúng ta biết rằng virus corona mới có thể sống trên bề mặt và các vật thể, mặc dù các nhà nghiên cứu không biết chính xác loại virus này có thể tồn tại trên đó bao lâu.

    Đây là một mối lo ngại ở Trung Quốc đại lục, khiến ngân hàng trung ương nước này đã phải thu hồi để khử trùng và tiêu hủy tiền mặt có nguy cơ mang mầm bệnh.

    Theo cách tương tự, virus corona có thể cũng bám được vào bề mặt của chó hoặc mèo, ngay cả khi chúng không thực sự bị nhiễm. AFCD đang tiến hành một số xét nghiệm để xem liệu vật nuôi của bệnh nhân nhiễm Covid-19 bị lây nhiễm (infected) hay thực sự chỉ nhiễm bẩn (contaminated) với virus.

    Sheila McClelland, nhà sáng lập Tổ chức từ thiện bảo vệ động vật trọn đời (LAP) có trụ sở tại Hồng Kông, viết trong một bức thư gửi tới nhà chức trách của đặc khu này: "Bằng chứng hiện tại cho thấy rằng chó không có nguy cơ làm lây lan (virus corona) mạnh hơn các vật vô tri như tay nắm cửa".

    McClelland cho biết chưa có trường hợp nào xác nhận mèo hay chó mắc bệnh Covid-19 ở bất cứ đâu trên thế giới, và không có nghiên cứu nào được công bố cho thấy xét nghiệm virus corona cho kết quả chính xác trên chó.

    Vật nuôi có thể truyền virus corona sang cho bạn không?

    Trong dịch SARS năm 2003, cũng đã có những lo ngại tương tự rằng chủng virus corona này có thể lây truyền sang vật nuôi. Dịch SARS năm đó đã khiến 280 người tử vong ở Hồng Kông. Các chuyên gia tin rằng cả SARS và Covid-19 có khả năng đều bắt nguồn từ loài dơi.

    Jane Gray, một bác sĩ phẫu thuật thú y của SPCA tại Hồng Kông cho biết có một số chủng virus corona lây lan trên chó mèo – nhưng không phải chủng corona mới đang gây ra dịch Covid-19. Các chủng virus lây trên chó mèo hoàn toàn khác với virus SARS-CoV-2 đang lưu hành, và chúng không gây ra bệnh đường hô hấp.

    Trở lại năm 2003, các nhà khoa học cho biết cơ hội lây SARS từ mèo nuôi trong nhà là vô cùng thấp. Năm đó, Gray cũng đã từng làm việc tại Hồng Kông trong dịch SARS, anh cho biết virus này được tìm thấy ở một vài con mèo, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy chúng có thể truyền sang con người.

    Chuyên gia khẳng định thú cưng không thể nhiễm Covid-19, vậy lý do một chú chó ở Hồng Kông dương tính với virus là gì? - Ảnh 3.

    Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, cách lây lan chính của bệnh Covid-19 hiện nay vẫn là từ người sang người, khi chúng ta tiếp xúc ở khoảng cách gần với người bệnh hoặc vô tình nhiễm những giọt bắn hô hấp khi họ ho và hắt hơi.

    Vậy có nên cách ly cả vật nuôi?

    Theo Gray, việc cách ly vật nuôi vẫn có giá trị từ góc độ khoa học, bởi điều đó cho phép các nhà nghiên cứu quan sát cách một loài vật có liên quan đến căn bệnh mà chúng ta vẫn còn chưa biết rõ. 

    "Mặc dù có vẻ hơi đáng sợ, nhưng đây hoàn toàn là một biện pháp phòng ngừa. Và nó chắc chắn không có gì đáng lo ngại để những người nuôi thú cưng nói chung phải quan tâm", Gray nói.

    Một số chủ sở hữu ở Trung Quốc đã mua và đeo những chiếc khẩu trang nhỏ xinh cho thú cưng của mình, nhưng Gray cho biết điều đó không đem lại bất kỳ lợi ích gì – trên thực tế, nó có thể sẽ khiến thú cưng của bạn khó chịu và hoảng sợ.

    Một biện pháp mà những người nuôi thú cưng có thể thực hiện trong dịch Covid-19 vẫn là vệ sinh tốt.

    Chuyên gia khẳng định thú cưng không thể nhiễm Covid-19, vậy lý do một chú chó ở Hồng Kông dương tính với virus là gì? - Ảnh 4.

    Cả WHO và Gray đều cho biết chủ sở hữu thú cưng nên rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chạm vào vật nuôi của mình. Gray cho biết nếu chủ sở hữu chó đặc biệt lo lắng, họ có thể lau bàn chân chó bằng khăn tẩm thuốc sát trùng sau khi đi dạo bên ngoài về - nhưng họ nên cẩn thận đừng làm quá, vì lau thuốc khử trùng quá nhiều có thể khiến chân chó bị khô.

    "Tôi chắc chắn không lo ngại nguy cơ từ chó hay con mèo của mình, tôi quan tâm nhiều hơn đến việc liệu mình có nhiễm virus từ một người mắc bệnh khác hay không", Gray nói trong khi anh cũng đang có những con thú cưng ở nhà.

    Rủi ro lớn hơn là gì?

    Đối với các bác sĩ thú y và các chuyên gia về quyền động vật, hiện có một vấn đề lớn hơn so với tiềm năng lây nhiễm virus corona từ vật nuôi: đó là sự lây lan của nỗi sợ hãi.

    Sau thông báo tuyên bố con chó ở Hồng Kông có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona mới vào tuần trước, Tổ chức từ thiện bảo vệ động vật trọn đời (LAP) - một nhóm giúp phục hồi động vật ở Hồng Kông - đã viết thư cho chính quyền thành phố, nói rằng thông báo của họ đã gây ra "sự hoảng loạn khủng khiếp".

    McClelland, người sáng lập LAP, cho biết cô đã liên lạc với "vô số người" đang lo lắng cho thú cưng của mình. Họ đang rất sợ rằng chó hoặc mèo của mình sẽ bị buộc phải cách ly.

    "Trong tình trạng hoảng loạn, mọi người có thể bỏ rơi hoặc giết chết thú cưng của họ", cô nói. "Những người khác có thể kỳ thị những người nuôi chó. Chủ chó có thể phải đối mặt với những tình huống vô lý khi họ đơn giản chỉ đang dắt thú cưng của mình ra ngoài trời, hoặc hàng xóm của họ có thể gây rắc rối vô cớ".

    Chuyên gia khẳng định thú cưng không thể nhiễm Covid-19, vậy lý do một chú chó ở Hồng Kông dương tính với virus là gì? - Ảnh 5.

     Theo báo cáo của New Scienceist, trong dịch SARS năm 2003 đã xảy ra tình trạng một số người bắt trộm thú cưng của chủ sở hữu rồi giết chết chúng khi lo ngại loài động vật mang mầm bệnh. Tại Hồng Kông năm đó cũng đã có sự gia tăng số liệu về những trường hợp thú cưng bị bỏ rơi, McClelland nói.

    Ở Vũ Hán - thành phố đã bị phong tỏa và là tâm dịch Covid-19 ở Trung Quốc hiện tại – nhiều thú cưng đã bị nhốt và bỏ lại một mình khi chủ của chúng bị mắc kẹt bên ngoài thành phố. Tình nguyện viên từ Hiệp hội bảo vệ động vật nhỏ Vũ Hán cho biết họ đã giải cứu hàng trăm con vật bị bỏ lại một mình bên trong các căn hộ.

    Furry Angels Haven, một nhóm làm việc để giải cứu thú cưng vô gia cư và bị bỏ rơi ở Vũ Hán, nói rằng "không nghi ngờ gì nữa" đã có sự gia tăng số lượng thú cưng bị bỏ rơi kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Thú cưng từ đó cũng bị nhắm mục tiêu và đối xử không công bằng.

    Cho đến nay, Gray và McClelland vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu gia tăng nào của hành vi lạm dụng hoặc bỏ rơi thú cưng ở Hồng Kông. Nhưng có một số liệu đáng chú ý cho thấy, số lượng thú cưng được đăng ký xuất cảnh đã gia tăng, nghĩa là chủ sở hữu của chúng đang muốn rời khỏi thành phố.

    Tại sao vật nuôi nên được giữ lại?

    Trái lại với nguy cơ lây truyền bệnh tật gần như bằng không, Gray cho biết những con thú cưng có thể đặc biệt hữu ích trong giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, khi nhiều người đơn giản là bị mắc kẹt tại nhà mình.

    Thú cưng có thể rất vui khi có thêm thời gian với chủ của mình, và chúng có thể giúp họ giảm căng thẳng và giảm huyết áp, Gray nói. "Chúng ta biết căng thẳng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và hiện tại không ai muốn điều đó xảy ra", cô cho biết thêm.

    Chuyên gia khẳng định thú cưng không thể nhiễm Covid-19, vậy lý do một chú chó ở Hồng Kông dương tính với virus là gì? - Ảnh 6.

    Marco Leung, một cư dân Hồng Kông đã nuôi chó 7 năm cho biết anh không hề lo lắng về việc vật nuôi có thể nhiễm virus corona. "Tôi biết chó sẽ không bị nhiễm bệnh, nhưng nếu virus xâm nhập vào da hoặc lông, chúng sẽ bị giữ lại ở đó. Vì vậy, nếu cẩn thận, tôi nghĩ mọi chuyện sẽ ổn", Leung nói.

    Trong dịch Covid-19, Leung đã phải làm việc tại nhà, do đó, anh ấy tiếp xúc với thú cưng của mình cả ngày. Con chó được đặt tên là Hung Jai, có nghĩa là "con gấu nhỏ" trong tiếng Trung Quốc.

    "Làm việc tại nhà rất rất chán, vì vậy chúng tôi dành nhiều thời gian hơn để chơi cùng nhau", Leung nói.

    Chuyên gia khẳng định thú cưng không thể nhiễm Covid-19, vậy lý do một chú chó ở Hồng Kông dương tính với virus là gì? - Ảnh 7.

    Tham khảo CNN

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ