Chuyện không giống ai của GenZ: 4/5 người ở quốc gia này có ý định nghỉ việc, không hài lòng với sếp là tìm chỗ khác, các nhà tuyển dụng cạnh tranh gay gắt
Tâm trạng lạc quan của những “tấm chiếu mới” đối lập hoàn toàn với tình trạng sa thải hàng loạt trong lĩnh vực ngân hàng và công nghệ. Thế nhưng người muốn đi cũng có cái lý của họ.
Theo một báo cáo của LinkedIn, khoảng 80% những người trong độ tuổi từ 18 đến 24 ở Anh đang cân nhắc tìm việc làm mới với mức lương tốt hơn. Trang web này cũng chỉ ra rằng nhân viên gen Z cảm thấy tự tin hơn khi tìm kiếm cơ hội thăng tiến hoặc cơ hội mới so với đầu năm ngoái.
Tâm trạng lạc quan của những “tấm chiếu mới” vừa bắt đầu sự nghiệp khá tương phản với tình trạng sa thải hàng loạt trong lĩnh vực ngân hàng và công nghệ cũng như việc các nhà hoạch định chính sách cho rằng Anh đã rơi vào suy thoái. Ngân hàng Anh cũng đã cảnh báo rằng việc chống lại tác động kép của tăng trưởng thấp và lạm phát hai con số sẽ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.
Giám đốc của LinkedIn tại Anh là Ngaire Moyes cho biết: “Mặc dù việc tuyển dụng đang bắt đầu chậm lại ở Anh sau mức cao kỷ lục vào năm ngoái, nhưng thực tế là thị trường lao động vẫn căng thẳng. Theo trang web, các công ty vẫn đang cạnh tranh để tuyển dụng nhân công vào những vị trí có khả năng phát triển nhanh nhất trong các lĩnh vực như bán hàng hay an ninh mạng.”
Moyes cho biết: “Tất cả những xu hướng đang diễn ra cho thấy rằng nhân viên gen Z có những kỹ năng phù hợp và có vị thế tốt hơn trong những cuộc đàm phán với sếp hoặc với nhà tuyển dụng tiềm năng của họ.”
Chỉ tiếc là, không có nhiều động lực hấp dẫn để “níu chân” các nhân viên gen Z ở lại làm việc. Hầu hết các thanh niên từ 18 đến 24 tuổi ở Anh cảm thấy chưa hài lòng với công việc của mình và nghĩ rằng mình chưa đóng góp được nhiều hơn cho xã hội.
Hầu hết các gen Z đã bắt đầu công việc đầu tiên của mình trong thời kỳ đại dịch. Moyes nói: “Gen Z có hiểu biết sâu sắc về việc mọi thứ thực sự có thể thay đổi nhanh chóng như thế nào và họ đã nâng cao khả năng phục hồi sau những thay đổi nhờ những biến động xảy ra bởi đại dịch.”
“Tôi có thể nâng cao kỹ năng và thăng tiến sự nghiệp khi ở đây?”
Theo một nghiên cứu được Amazon và Workplace Intelligent công bố, đây là câu hỏi quan trọng quyết định việc một nhân viên gen Z sẽ đi hay ở.
Gen Z ở Anh đang xem xét một cách nghiêm túc việc họ bị thiếu hụt kỹ năng gì. Điều đó tạo động lực để họ nhận lời đề nghị ở những nơi khác có cơ hội năng cao kỹ năng tốt hơn và chuyển sang đảm nhận những vai trò khác.
Theo cuộc khảo sát 3.000 nhân viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau vào cuối năm 2022, khoảng 2 trong số 3 nhân viên cho biết họ “chắn chắn” hoặc “hơi” có khả năng là sẽ rời bỏ công ty của mình trong năm 2023. Lý do đều là về cơ hội phát triển và sự thiếu hụt cơ hội thăng tiến:
64% dự định nghỉ việc vì không có đủ cơ hội để phát triển kỹ năng. 66% dự định nghỉ việc do không có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và 65% muốn rời đi vì họ thấy không có cách nào để chuyển sang đảm nhận vai trò hoặc xây dựng con đường sự nghiệp mới nếu không nghỉ việc.
Thậm chí, tiền cũng không phải là lý do duy nhất khiến họ muốn phát triển kỹ năng. Có những lý do không lộ rõ mồn một nhưng lại có tác động mạnh mẽ đến việc đi tìm một vị trí mới bao gồm điều kiện làm việc và nguyện vọng nghề nghiệp của gen Z cũng như mong muốn tìm được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống theo cách tốt nhất.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI