Chuyện lạ ở Brazil: phát hiện những con dơi hút cả máu người để sống

    Dink,  

    Dơi hút máu là chuyện thường nhưng dơi hút máu người thì lại là chuyện lớn.

    Ta vẫn nghe rằng dơi ăn hoa quả là chủ yếu và thậm chí, nếu có hút máu thì chúng cũng chỉ uống tí chút máu động vật mà thôi. Nhưng điều bất thường đã xảy ra, khi những thứ kinh dị từ truyện và phim ảnh bước ra đời thực.

    Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một loài dơi chân lông ở Đông Bắc Brazil hút máu người vào ban đêm. Quả thực tin tức này hơi làm chúng ta e ngại loài “chuột có cánh” này. “Chúng tôi cực kì ngạc nhiên bởi khám phá này”, ông Enrico Bernard từ Đại học Liên bang Pernambuco nói. “Loài dơi này không sinh ra để tồn tại bằng máu của động vật có vú”.

    Dơi hút máu có 3 loại tất cả và đều là động vật bản xứ của Châu Mỹ, thông thường chúng cũng chỉ hút máu những loài động vật được thuần hóa nuôi trong trang trại như bò, ngựa hay lợn. Chúng có hút máu động vật có vú, nhưng rất hiếm khi tấn công con người.

    Loài dơi chân lông kể trên là Diphylla ecaudate và một loài dơi cánh trắng mang tên Diamus youngi kia săn giống chim là chủ yếu, đa phần là chúng săn gà nhà. Nhiêu đó thôi là đã đủ bằng chứng để con người chúng ta an tâm về việc không bị loài dơi này tấn công.

    Bên cạnh đó, việc sử dụng máu động vật có vú để tồn tại cũng rất khó có thể xảy ra. Thế mà các nhà khoa học lại phát hiện ra những loài dơi kì lạ này đã đổi tập tính săn mồi và tập tính dinh dưỡng của chúng.

     Loài dơi hút máu chân lông.

    Loài dơi hút máu chân lông.

    Bản báo cáo nghiên cứu có ghi rằng:

    Thành phần máu của động vật có vú và của giống chim khác nhau, chủ yếu là khác ở thành phần dinh dưỡng. Ví dụ, máu chim có nhiều nước và chất béo hơn còn máu động vật có vú nhiều chất khô và chủ yếu là chứa protein.

    Nghiên cứu tập tính ăn uống của loài dơi hút máu D. rotundus cho thấy rằng chúng có những đặc tính sinh học giúp chúng xử lý protein tốt hơn. Mặt khác, những loài dơi hút máu sử dụng máu loài chim như D. youngi hay D. ecaudata lại có những đặc tính sinh học giúp chúng xử lý chất béo trong máu dễ dàng hơn”.

    Những thí nghiệm trước đây cho thấy rằng khi chỉ có lợn và dê xuất hiện trong khu vực kiếm ăn của dơi hút máu động vật có cánh, rất nhiều cá thể dơi chọn cách nhịn ăn thay vì phải thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình, và đôi khi chúc còn chết đói. Thà chết đói chứ không bỏ thói quen ăn uống của mình."

    Nhưng khi đội ngũ nghiên cứu tiến hành theo dõi loài dơi hút máu chân lông tại rừng Caatinga phía Đông Bắc Brazil, họ mới thấy sự kiện lạ diễn ra.

     Rừng Caatinga.

    Rừng Caatinga.

    Trong 15 mẫu phân của loài dơi này, bên cạnh ADN của chim được tìm thấy, các nhà khoa học còn tìm ra được 3 mẫu phân có chứa cả ADN của chim và của người – đó chính là bằng chứng cho thấy có những con dơi đã sử dụng cả máu người để sinh sống.

    Bên cạnh đó, một điểm đáng chú ý là việc phá rừng bừa bãi nơi đây đã khiến những con mồi ưa thích của loài dơi này dời đi rất nhiều. Đó có lẽ là nguyên nhân khiến cho loài dơi chân lông kia đói ăn và phải tím tới một nguồn máu thay thế khác. Gà cũng đã có thể là một sự lựa chọn, nếu như chúng được thả rông ra thường xuyên nhưng thường thì ngày nay, người ta thường nuôi gà trong khu vực có mái che.

    Rất nhiều lý do có thể khiến cho loài dơi này đổi tập tính ăn uống của mình, bên cạnh đó ta cũng lại có thêm những câu hỏi khác như tại sao mà chúng có thể xử lý được lượng protein lớn có trong máu người. Có lẽ nào loài dơi này đã tiến hóa để sinh tồn?

    Một vấn đề nan giải nữa: Liệu con người có bị ảnh hưởng từ những con dơi hút máu này không?

    Câu trả lời là rất có thể. Trong quá khứ, đã có những loài dơi mang trong mình virus hanta gây ra hội chứng phổi, lây qua người chủ yếu bởi những loài gặm nhấm và bệnh này có khả năng gây tử vong. Một con dơi bé tí thì liệu hút được bao nhiêu máu? Không phải lo về điều đó, ta nên lo về những dịch bệnh mà vết cắn kia có thể mang lại.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ