Chuyển phát nhanh: Mắt xích quan trọng của ngành Logistics trong nền kinh tế số năm 2022
Nền kinh tế số Việt Nam đang là một trong những thị trường “nóng” nhất ở Đông Nam Á, với 3 ngành “xương sống”: Thương mại điện tử, Fintech và Logistics.
Trong đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành bưu chính từ dịch vụ truyền thống sang dịch vụ số được tập trung đẩy mạnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Là một doanh nghiệp nhanh nhạy trước làn sóng thay đổi không ngừng của ngành bưu chính, J&T Express đã và đang tích cực triển khai những giải pháp đồng bộ với các chỉ đạo từ Chính phủ.
Tại Hội nghị "Cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm tốt trong công tác quản lý nhà nước về bưu chính" vừa qua, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cho biết, tuy gặp nhiều thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song ngành bưu chính vẫn đạt được tốc độ phát triển trung bình 20 - 30% trong năm 2021. Thứ trưởng cũng cho biết Chiến lược Phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 sẽ tập trung đẩy mạnh lĩnh vực Thương mại điện tử và Logistics với quy mô thị trường lên đến 70 – 80 tỷ đô vào năm 2025, cũng như thúc đẩy chuyển đổi ngành bưu chính từ dịch vụ truyền thống sang dịch vụ số.
Để theo kịp tầm nhìn đưa ngành bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và nền kinh tế số của Chính phủ, các doanh nghiệp trong ngành cần có những chuyển đổi mạnh mẽ. Là doanh nghiệp tiêu biểu, J&T Express đã và đang tích cực triển khai những giải pháp bắt nhịp cùng xu hướng phát triển của ngành.
Trong năm qua, J&T Express đã cho ra mắt dịch vụ vận chuyển dành riêng cho nông sản và đồ tươi sống J&T Fresh cũng như hợp tác cùng UPOS - phần mềm bán hàng online và chốt đơn livestream. Các hoạt động này đã hỗ trợ bà con nông dân và các hộ sản xuất nông nghiệp đơn giản hóa việc bán hàng, giải quyết bài toán về đầu ra tiêu thụ sản phẩm nhờ vào việc ứng dụng quy cách đóng gói và công nghệ hiện đại, đồng thời, đáp ứng mục tiêu 3 trong Chiến lược Phát triển bưu chính của Thủ tướng Chính phủ: đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử. Thông qua đó, thể hiện tính toán chiến lược của J&T Express trong việc phát triển hậu cần thương mại điện tử e-logistics: hỗ trợ toàn diện việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến tay người tiêu dùng thông qua các giao dịch mua bán điện tử.
Ngoài việc phát triển công nghệ và mở rộng dịch vụ theo đúng Chiến lược đề ra, việc sở hữu những trung tâm trung chuyển đạt tiêu chuẩn cũng là điểm mấu chốt đảm bảo tốc độ chuyển phát nhanh cho doanh nghiệp. Đây chính là lý do J&T Express quyết định đầu tư xây dựng trung tâm trung chuyển hiện đại và lớn hàng đầu Việt Nam với diện tích lên tới 60.000 mét vuông, có khả năng xử lý tới hơn 2 triệu kiện hàng lớn nhỏ các loại, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua sắm trong các đợt cao điểm, đồng thời rút ngắn thời gian giao hàng và nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng.
Không dừng lại ở phạm vi trong nước, dịch vụ J&T International của J&T Express đã chính thức triển khai giao nhận với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trải dài từ châu Á đến châu Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canada, v.v. Bắt đầu từ ngày 07/01/2022, J&T Express cũng sẽ mở rộng mạng lưới ở khu vực Trung Đông, cụ thể là ở UAE và Saudi Arabia. Kế hoạch này là sự phản hồi của J&T Express trước xu hướng mua sắm "không biên giới" đang ngày càng phổ biến, cùng nhu cầu chuyển phát nhanh hàng hóa trong hoạt động xuất - nhập khẩu tại Việt Nam.
Với chiến lược bài bản, đáp ứng kịp thời nhu cầu thay đổi không ngừng của ngành bưu chính - chuyển phát nói riêng và nền kinh tế số nói chung, tin rằng J&T Express sẽ bước vào năm 2022 với tâm thế chủ động, sẵn sàng tạo thêm nhiều cột mốc mới trên hành trình phát triển bền vững.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cách NASA sửa lỗi thành công cho tàu Voyager 1 đang bay cách Trái Đất 24,6 tỷ kilomet
Từ Trái Đất, kỹ sư NASA sửa lỗi thành công cho tàu Voyager 1 đang bay với vận tốc 17 km/s.
Intel 'thua đau' trước AMD, vụt mất thương vụ PS6 trị giá 30 tỷ USD về tay đối thủ vì ham 'lãi đậm'?