Mới đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hóa thạch của 22 con lười đất khổng lồ và điều đặc biệt là chúng đều chết vì phân của chính mình.
Khi bạn tận hưởng gió lạnh trong phòng được đến từ máy điều hòa, không bụi bặm, tránh xa được những cuộc tấn công từ loài muỗi "khát máu" hay những loại vi khuẩn sau khi thức ăn được nấu chín thì có bao giờ bạn tự hỏi về cuộc sống khắc nghiệt của thế giới tự nhiên ngoài kia? Những loài động vật hoang dã có thể tồn tại được là do bà mẹ thiên nhiên đã ban cho chúng những tấm da dày, móng vuốt sắc nhọn và bộ máy tiêu hóa vượt trội có thể kháng lại các loại virus, vi khuẩn?
Trên thực tế, gần đây, các nhà khoa học đã khai quật được hài cốt của một nhóm động vật khổng lồ đã tuyệt chủng ở Ecuador và nhận thấy rằng bà mẹ tự nhiên không hề thương xót cho số phận của chúng, thay vào đó là không ngần ngại rải muối vào về thương và khiến cho chúng phải chịu thảm họa tuyệt chủng.
Eremotherium là một chi tuyệt chủng của loài lười trên mặt đất thuộc họ Megatheriidae, đặc hữu của Bắc Mỹ và Nam Mỹ trong kỷ nguyên Pleistocene.
Những chiếc xương khổng lồ này cho tới nay vẫn còn gây sốc cho nhiều người. Chúng quá lớn và thuộc về loài động vật khổng lồ ở châu Mỹ - Eremotherium laurillardi (Lười đất khổng lồ). Chúng sống từ khoảng 18.000 năm đến 23.000 năm trước. Lười đất khổng lồ có thể là động vật cao nhất thế giới có thể đứng bằng hai chân. Chúng có vẻ ngoài hơi giống với loài gấu hiện đại. Khi chúng đứng lên bằng hai chân sau, chúng có thể cao tới 5 - 6 mét.
Nhóm chuyên gia áp dụng phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon và phát hiện hầu hết xương lười đất khổng lồ ở Tanque Loma có niên đại 18.000 - 23.000 năm. Dữ liệu trầm tích, địa hóa và hóa thạch chỉ ra, đây từng là môi trường thiếu oxy, có thể là đầm lầy và trải qua những đợt hạn hán định kỳ.
Bởi vậy khi đứng lên bằng hai chân, có lẽ chúng sẽ khiến không ít người cảm thấy sợ hãi nếu như vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Khi so sánh, Tyrannosaurus có chiều cao hông 4 mét và chiều cao đầu không quá 6 mét, nên có thể xếp kích cỡ của loài vật này ngang hàng với khủng long bạo chúa.
Nhưng trên thực tế, chúng lại không phải là nỗi khiếp đảm của các loài động vật cùng thời như khủng long bạo chúa bởi lười đất khổng lồ là một loại động vật ăn chay và vô cùng lười biếng.
Chiều cao đầu của chúng tương đương với Tyrannosaurus Rex, nhưng không được sử dụng để nhai sọ của những động vật khác, thay vào đó lại là nhai lá của những loài thực vật ở tầng trên.
Các nhà khoa học đã phát hiện 575 chiếc xương của một nhóm đa thế hệ gồm ít nhất 22 con lười đất khổng lồ được lưu trữ tại cùng một tầng đất - điều này có nghĩa là chúng đã bị chết gần như cùng một lúc ở một khu vực dọc theo bờ biển phía tây nam của Ecuador gọi là Tanque Loma.
Nơi chúng chết nằm trong một cái hố và phát hiện có rất nhiều cây bị nhai và tiêu hóa trong hố. Đất xung quanh cho thấy khu vực này trước đây là một đầm lầy khô thường xuyên. Nhưng nguyên nhân cái chết của chúng mới là điều đáng lưu ý.
Nguyên nhân cái chết của chúng đến từ nhiệt độ cao và hạn hán tại thời điểm đó, nên những con lười đất khổng lồ này buộc phải tập trung lại với nhau ở những vũng nước để tránh bị muỗi và nhiệt độ cao của thời tiết tấn công.
Và khi môi trường sống của chúng dần bị thu hẹp sẽ đồng nghĩa với việc khu vực di chuyển của chúng sẽ ít dần và phân của chúng dần dần làm ô nhiễm nguồn nước khiến cho những thứ mà chúng ăn, uống vào cơ thể cũng bị ô nhiễm và những mầm bệnh từ chính phân của chúng đã dần giết chết quần thể này.
Một số người có thể nói, đây chỉ là suy đoán và có độ tin tưởng không cao, nhưng trên thực tế, nhưng loại "bi kịch" kiểu này không hề hiếm gặp trong thế giời tự nhiên hoang dã.
Vào những năm 1970, trong mùa khô ở Tanzania, Châu Phi, một nhóm hà mã đã buộc mình phải tập trung sinh sống tại một hồ nước nhỏ. Chỉ trong 1 tuần, số lượng hà mã đã giảm từ 140 con xuống còn 40 vì nguồn nước bị ô nhiễm do phân của chúng.
Dựa vào sự tích tụ hóa thạch, độ tuổi đa dạng của lười đất khổng lồ và lượng lớn phân tương ứng với thực vật mà chúng ăn, họ nhận định chúng chết cùng thời điểm. Lười đất khổng lồ có thể đã bị con người hoặc động vật khác ăn thịt, hoặc bỏ mạng trong một sự kiện địa chất, ví dụ núi lửa phun hay lũ lụt. Nhiều khả năng chúng tìm đến hồ nước trong đợt hạn hán, nhưng quá ốm yếu hoặc nhiễm bệnh mà chết.
Vì vậy, có thể nói con người hiện đại đang có một cuộc sống cực kì may mắn. Nếu chúng ta sống trong môi trường hoang dã như những sinh vật thời tiền sử thì có lẽ tuổi thọ trung bình của chúng ta chỉ là 20 hoặc 30 tuổi vì nếu như không bị các loài động vật hoang săn đuổi thì chúng ta cũng sẽ bị giết bởi mầm bệnh trong phân của mình.
Lý do tại sao chúng ta sống đến hiện tại không phải là món quà của thiên nhiên đối với chúng ta, mà là chúng ta đã đấu tranh thoát khỏi sự "đau khổ" và nắm vững vận mệnh của chính mình - kẻ thống trị Trái Đất.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín