CIA từng áp dụng phương pháp truyền tin ngày xưa bằng cách huấn luyện bồ câu đưa tin mật?
Bí mật về việc Mỹ sử dụng bồ câu làm gián điệp trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã được tiết lộ mới đây sau khi một số file nhạy cảm của CIA bị giải mật.
Các tài liệu mật của CIA sau khi được giải mật đã hé lộ nhiều chi tiết bất ngờ về việc quân đội Mỹ từng dùng chim bồ câu, quạ và cá heo đã quan huấn luyện để do thám Nga.
Tài liệu được cho viết vào những năm 1960-1970, trong đó có nhắc đến việc quân đội Mỹ huấn luyện chim bồ câu cho các nhiệm vụ bí mật, ví dụ như chụp ảnh các địa điểm nhạy cảm bên trong Liên Xô.
Đặc biệt tài liệu có nhắc đến việc sử dụng quạ để thả các thiết bị gây lỗi trên bệ cửa sổ và sử dụng cá heo để huấn luyện cho các nhiệm vụ do thám dưới nước.
CIA tin rằng, động vật có thể hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt cho các cơ quan bí mật của Mỹ đằng sau bức màn sắt chia cắt Mỹ và Nga.
Các tài liệu bí mật hiện đang được lưu trữ tại trụ sở của CIA ở Langley, Virginia và đây là một bảo tàng tuyệt mật và không mở cửa cho công chúng.
Việc sử dụng chim bồ câu để liên lạc đã có từ hàng ngàn năm trước nhưng trong Thế chiến thứ nhất, loài chim này bắt đầu được sử dụng để thu thập thông tin tình báo.
Trong Thế chiến thứ hai, một nhánh của tình báo Anh là MI14 đã điều hành chương trình Secret Pigeon Service với nhiệm vụ bí mật thả chim trong một chiếc thùng chứa và có gắn dù trong lãnh thổ Châu Âu đang bị phát xít Đức chiếm đóng.
Một thông điệp đã được gắn trên chân bồ câu và đã có hơn 1 ngàn con chim bồ câu bay trở lại. Nó đem tới các thông tin quan trọng như địa điểm phóng tên lửa V1 và các trạm radar của Đức.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một ủy ban đặc biệt có tên Pigeon Sub-Committee thuộc Vương quốc Anh đã xem xét việc sử dụng chim bồ câu trong chiến tranh lạnh nhưng rồi quyết định không sử đụng loài động vật này.
Tuy nhiên CIA vẫn đang tiếp tục khai thác năng lực đặc biệt của loài chim này và thậm chí còn huấn luyện cả loài quạ để giao và lấy các vật thể nhỏ khoảng 40 gram từ bệ cửa sổ của các tòa nhà không thể tiếp cận.
Các điệp viên sẽ sử dụng một chùm tia laser màu đỏ nhấp nháy để đánh dấu mục tiêu sẵn cho chúng và một chiếc đèn đặc biệt sẽ được sử dụng để chỉ đường cho con vật quay trở lại địa điểm ban đầu.
Ngoài ra CIA cũng từng có một chương trình đặc biệt mang tên Acoustic Kitty. Dự án này nhằm mục tiêu đặc các thiết bị nghe lén bên trong một con mèo.
Vào những năm 1960, các tài liệu cho thấy CIA còn sử dụng cá heo để do thám quân địch nhưng sau này kế hoạch đã bị hủy bỏ vì trục trặc trong khâu chuyển giao huấn luyện viên.
Đến năm 1967, CIA đã chi hơn 600 ngàn USD cho ba chương trình bí mật hàng đầu, bao gồm Oxygas (cá heo), Axiolite (loài chim) và Kechel (chó, mèo).
Tham khảo Mirror
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming