Clip: Khi giám đốc, thạc sĩ kinh tế và phụ nữ Dao 60 tuổi "chung sân" chạy xe ôm công nghệ kiếm cơm
Clip phóng sự về những nhân vật chạy xe ôm công nghệ là những giám đốc doanh nghiệp hay thạc sĩ kinh tế khiến dân mạng xôn xao hàng giờ qua.
Xe ôm thời công nghệ - chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã nghe nhắc đến cụm từ này rất nhiều từ khi Grab, Uber xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Trong chương trình Chuyển động 24h phát sóng trên kênh VTV1 trưa 22/2, trăn trở của những tài xế xe ôm thời công nghệ lại một lần nữa được nhắc đến.
Mở đầu phóng sự, người xem đến với câu chuyện của Lê Xuân Hùng một kỹ sư trẻ tốt nghiệp ĐH nhưng không có việc làm. Suốt 2 năm qua, Hùng chọn nghề chạy xe ôm công nghệ.
Trung bình 1 tháng Hùng kiếm được 8 triệu đồng theo cách khá dễ dàng, chỉ cần một chiếc smartphone, xe máy và không nhất thiết phải làm từ sáng đến tối. Mục đích kiếm tiền của Hùng là để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ trong thời gian vẫn còn thất nghiệp.
Kỹ sư thất nghiệp chạy Grab kiếm 8 triệu đồng/tháng.
Những gì Hùng kể mới chỉ là một nửa của bức tranh mưu sinh!
Ống kính máy quay nhanh chóng chuyển đến cảnh một nhóm người thuộc hai "phe" đang trong một cuộc đối đầu gay gắt trên đường phố. Họ xả vào mặt nhau những ngôn từ nặng nề, thậm chí sẵn sàng dùng vũ lực. Những người chia phe ấy chính là thành phần chạy xe ôm công nghệ và đội ngũ xe ôm truyền thống. Họ đang tranh giành "miếng bánh" khách hàng.
Kiếm tiền tưởng dễ nhưng cũng không dễ.
"Đánh nhau là vấn đề rất bình thường. Cạnh tranh rất quyết liệt", một người xem trận đối đầu bình phẩm.
Cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa xe ôm truyền thống và công nghệ mà giữa những xe ôm công nghệ với nhau, chuyện tranh giành lợi ích cũng diễn ra thường xuyên như cơm bữa.
Kỹ sư thất nghiệp, sinh viên ĐH tranh thủ thời gian rảnh rỗi chạy xe ôm kiếm tiền đã đành... một vị Giám đốc doanh nghiệp cũng quyết định kiếm tiền trong giai đoạn công ty gặp khó khăn bằng việc chạy xe ôm!
Vị Giám đốc doanh nghiệp chạy xe ôm.
Khi được hỏi về lý do chọn trở thành tài xế công nghệ, vị Giám đốc nói rằng chẳng ai muốn làm công việc này nhưng vì công ty đang gặp khó khăn kinh tế nên mới lựa chọn nó. Không chỉ mình anh và ngay cả một Thạc sĩ Kinh tế mà anh quen giờ cũng đang là "đồng nghiệp" lái xe ôm.
Thạc sĩ Kinh tế chạy xe ôm.
"Mình vẫn theo công ty nhưng trong thời gian không có việc thì mình phải làm công việc này để mình có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình", Thạc sĩ Kinh tế chia sẻ.
Ê kíp thực hiện phóng sự tiếp tục tìm thêm một câu chuyện điển hình cho việc xe ôm thời công nghệ là nghề mà cứ ai muốn đều có thể làm, miễn có sức khỏe.
Nó không hạn độ tuổi, địa vị xã hội hay bất cứ điều gì khác. Kỹ sư, Thạc sĩ Kinh tế, Giám đốc đi lái xe ôm kiếm tiền được thì phụ nữ Dao tuổi ngoài 60 cũng có thể làm công việc này!
Người phụ nữ dân tộc Dao hơn 60 tuổi, không biết đường Hà Nội vẫn cố gắng chạy xe ôm mưu sinh.
Bà Triệu Thị Tình (dân tộc Dao, quê Thái Nguyên) cùng con trai chạy xe ôm công nghệ để kiếm tiền mưu sinh ở Hà Nội. Tiền của bà Tình kiếm được cho con trai ăn học một phần, phần còn lại lo cho người chồng đau ốm triền miên. Bà chạy xe ôm từ sáng sớm đến đêm khuya, cứ còn khỏe là còn chạy.
Khác với tâm thế kiếm tiền để "có thêm thu nhập" của Thạc sĩ Kinh tế và Giám đốc chạy xem ôm, với bà Tình, công việc này là chiếc phao duy nhất để bà bám vào kiếm tiền nuôi cả gia đình trong lúc khó khăn. Nếu một ngày không làm thì sẽ chết đói!
Những người xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau lại cùng lựa chọn một công việc giống nhau trong phóng sự trên mang đến nhiều suy ngẫm cho người xem.
Bức ảnh chụp màn hình Thạc sĩ Kinh tế chạy xe ôm công nghệ từ phóng sự, đang gây bão MXH vì sự thật có phần "trớ trêu" khi nỗi lo cơm áo gạo tiền đẩy giới tri thức ra đường mưu sinh... Còn người phụ nữ Dao, có lẽ bà sẽ chẳng bao giờ biết mình có một "đồng nghiệp" là những người trí thức đến thế!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"