Thời kỳ huy hoàng của các loại máy chơi game 8-16 bit hay PC "cổ" đã đi qua, giờ chẳng mấy ai còn thiết tha gì chúng nữa, chỉ được nhắc lại giống như một hoài niệm. Tuy nhiên, có một nơi ở Tokyo vẫn lưu giữ những giá trị vượt thời gian đó.
Quận Akihabara, Tokyo là nơi có nhiều cửa hàng liên quan đến nerds nhất. Nếu vốn là người yêu những món đồ 'vintage' thì có lẽ bạn sẽ sớm tiêu sạch tiền khi tới đây. Tôi sẽ khoe với các bạn những gì hiếm có, đắt giá nhất khi khám phá những cửa hàng bán game ở Akihabara.
Cửa hàng game Super Potato mà Chris Kohler tới tham quan
Đầu tiên là một phiên bản đặc biệt được tìm thấy ở Super Potato, băng game Kunio-Kun’s Dodgeballcho máy Super Famicom (SNES). Bên ngoài băng được phủ lớp nhũ vàng ónh ánh, phiên bản Kunio-Kun’s Dodgeball này đã được tinh chỉnh từ phiên bản mở rộng đã ra mắt trước kia. Băng game này có giá khá "chát": 98.000 yen (21,5 triệu đồng).
Phiên bản Kunio-Kun’s Dodgeball đặc biệt cho máy Super Famicom (SNES) được bán với giá 21,5 triệu đồng
Ra phía ngoài Akihabara một chút, bạn sẽ bắt gặp bộ ba game cho máy Super Famicom trị giá cả nghìn USD tại cửa hàng Galaxy Mandarake: Rendering Ranger R2 - 240.000 yen (50 triệu đồng), Magical Pop'n - 140.000 (27 triệu đồng), và Iron Commando - 120.000 yen (22 triệu đồng).
Bộ ba game "đắt như điên": Rendering Ranger R2 - 240.000 yen (50 triệu đồng), Magical Pop'n - 140.000 (27 triệu đồng), và Iron Commando - 120.000 yen (22 triệu đồng)
Bên trong tủ kính của Mandarake Galaxy còn có bản sao của fanzine Game Freak - tạp chí của những người mê game trong thập niên 80. Vì không hiếm có lắm nên ấn bản này chỉ được bán với giá 7000 yen (khoảng 1,5 triệu).
Fanzine Game Freak - tạp chí của những người mê game trong thập niên 80
Cửa hàng này cũng bày bán một trong những game hiếm nhất cho máy Virtual Boy (máy chơi game 3D thực tế ảo của Nintendo, ra đời vào năm 1995 nhưng gặp thất bại ê chề). Dù game trên máy Virtual Boy bị đánh giá là "chơi như hạch" nhưng tựa game Virtual Labvẫn được bán với giá 85.000 yen (khoảng 18 triệu đồng).
Ngoài ra, chớ có dại mua game Mario’s Tennisphiên bản US cho Virtual Boy với giá 75.000 yen (khoảng 15 triệu đồng), vì trên Ebay chúng chỉ có giá từ 100 - 200 USD mà thôi.
Dù game trên máy Virtual Boy bị đánh giá là "chơi như hạch" nhưng tựa game Virtual Lab vẫn được bán với giá 85.000 yen (khoảng 18 triệu đồng)
Không chỉ có băng game quý hiếm, ở đây còn có cả phiên bản copy của CD nhạc game Mario Kart 64. Giá vẫn rất cao: 100.000 yen (khoảng 20 triệu đồng).
Phiên bản copy của CD nhạc game Mario Kart 64 (khoảng 20 triệu đồng)
Nếu CD nhạc game không khiến bạn hứng thú, vậy bản nhạc game để chơi nhạc cụ thì sao?
Bạn có thể mua bản nhạc piano cho những game 16-bit như Super Mario World, Final Fantasy Mystic Quest, Bahamut Lagoon hay Romancing Sage 3. Chúng có giá từ 50 - 150 USD tùy theo độ hiếm.
Bản nhạc piano của Super Mario World, Final Fantasy Mystic Quest, Bahamut Lagoon và Romancing Sage 3
Tiếp theo hãy tới Beep, cửa hàng chuyên bán game cho các đời máy tính "cổ lỗ sĩ". Dưới đây là bản sao của game Time Zone dành cho máy tính Apple II, một trong những trò chơi đầu tiên của nhà thiết kế Roberta Williams. Nó là một trong những game quý hiếm nhất tại Beep nên giá cũng khá cao: 100.000 yen (khoảng 20 triệu đồng).
Bản sao của game Time Zone dành cho máy tính Apple II, một trong những trò chơi đầu tiên của nhà thiết kế Roberta Williams
Có một game được bán với giá đắt nhất nhì khu Akihabara là bản sao của Galactic Wars 1, đây là game đầu tiên được tạo ra bởi Falcom. Là tiền đề của những series RPG sau này như Ys hay The Legend of Heroes.
450.000 yen (khoảng 91 triệu đồng) là "cái giá phải trả" nếu muốn sở hữu game Galactic Wars 1.
Bạn sẽ phải bỏ ra khoảng 91 triệu đồng để mua game Galactic Wars 1
Còn dưới đây là một trong những tựa game siêu hiếm mà tôi bắt gặp ở cửa hàng Surugaya: Super Maruo (không phải Mario đâu nhé) ra đời vào năm 1986. Đây gần như là game người lớn đầu tiên cho máy Famicom, tuy nhiên lại gặp phải rất nhiều tranh cãi vì có xuất hiện hình ảnh nhạy cảm trong game.
Super Maruo - tựa game người lớn hiếm hoi trên Famicom
Cá nhân tôi cho rằng, bỏ ra 270.000 yen (khoảng 54 triệu đồng) cho tựa game này vẫn còn còn rất hời (You know what I mean ( ͡° ͜ʖ ͡°)).
Theo Kotaku
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming