Không trả tiền không đồng nghĩa với miễn phí.
Mọi người đều thích những thứ không tốn tiền, hay thường được gọi là “miễn phí”. Nhưng khi nói đến thế giới công nghệ, không có gì là "miễn phí" - ngay cả khi bạn không đổi tiền mặt để lấy nó.
Điều này có thể áp dụng cho cả những thứ lớn và nhỏ. Cho dù đó là một game giết thời gian mà bạn thỉnh thoảng chơi, hay bộ dịch vụ khổng lồ đi kèm với điện thoại, không gì trong số đó thực sự miễn phí vì bạn đang trả phí cho chúng, bằng cách nào đó.
Có lẽ mọi người đều biết rằng những thứ Google cung cấp không thực sự miễn phí và bạn phải trả cho chúng bằng các dữ liệu cá nhân. Google biết giá trị của những dữ liệu này và công ty có cách để chuyển dữ liệu của bạn thành “mỏ vàng”.
Mặc dù Google là ví dụ dễ nhận thấy nhất, nhưng họ không phải là công ty duy nhất kiếm được lợi nhuận bằng cách cung cấp những thứ "miễn phí".
Mọi công ty công nghệ, bao gồm cả Apple, đều có cách để thu lợi nhuận từ dữ liệu cá nhân của bạn.
Thu phí từ sản phẩm miễn phí không chỉ áp dụng với các dịch vụ. Đôi khi các sản phẩm "miễn phí" được sử dụng làm mồi nhử để khiến bạn mua một sản phẩm đắt tiền hơn hoặc để thu hút bạn hướng tới một thương hiệu cụ thể.
Các sản phẩm "miễn phí" thường đi kèm với việc đặt hàng trước một sản phẩm đắt tiền, chẳng hạn như nhận một tai nghe nếu bạn đặt trước một chiếc điện thoại cao cấp mới. Hoặc bạn có thể được tặng gói dịch vụ giải trí nếu bạn chọn một nhà cung cấp dịch vụ di động nhất định.
Ở quy mô nhỏ hơn, chúng ta có các quảng cáo. Những ứng dụng miễn phí không thật sự miễn phí. Đọc một bài báo trên mạng không phải là miễn phí. Bạn không trao đổi bất kỳ khoản tiền nào, bạn chỉ trao đổi thời gian của mình để xem quảng cáo và dữ liệu cá nhân của bạn sẽ được lập hồ sơ quảng cáo.
Mọi chuyện luôn diễn ra theo cách này, nhưng khi chúng ta ngày càng có nhiều ưu đãi miễn phí, thì càng cần phải xem xét kỹ lưỡng vì bất cứ khi nào bạn trao đổi dữ liệu cho các sản phẩm, bạn cần phải quan tâm đến cách dữ liệu đó được lưu trữ và sử dụng.
Đối với các công ty lớn như Google, Apple hoặc Amazon, bạn hầu như có thể tin tưởng rằng thông tin cá nhân của mình đang được bảo mật và sử dụng theo đúng cách mà chính sách quyền riêng tư của công ty quy định.
Ví dụ như Google tuyên bố sẽ không bán dữ liệu của bạn. Họ đang sử dụng dữ liệu đó để làm bạn thấy những quảng cáo mà có thể đem lại nhiều tiền nhất cho Google. Dù cũng không dễ chịu gì, nhưng chắc chắn là tốt hơn là việc dữ liệu của mình bị bán.
Điều này sẽ không sớm thay đổi và có thể sẽ không thay đổi. Theo thời gian, người tiêu dùng có lẽ phần nào đồng ý với những cách làm này để đổi lấy sự miễn phí.
Tham khảo: AndroidCentral
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI