Có giấy phép lái tên lửa trước cả bằng lái xe, cô bé 15 tuổi này rất có thể sẽ là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa
Sứ mệnh vũ trụ tới Sao Hỏa của NASA theo dự kiến sẽ được tiến hành vào năm 2030
Đa số những cô bé cậu bé 15 tuổi dù tò mò đến mấy nhưng cũng không hề ước mơ và thực sự thực hiện ước mơ sẽ đặt trên lên một hành tinh khác, nhưng cô bé Alyssa Carson lại không như vậy. Carson đã có cho mình một kế hoạch thực thụ, rằng em sẽ là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa.
Hiện tại, cô bé đã là người đầu tiên tham dự mọi Trại học Vũ trụ của NASA trên toàn cầu, là người trẻ nhất hoàn thành khóa học tại Học viện Vũ trụ Tiên tiến và bây giờ, cô bé Carson đang theo học một lớp trình độ đại học, được dạy với 4 thứ tiếng khác nhau.
“Lần đầu tiên em thích thú với ước mơ lên Sao Hỏa là khi em mới ba tuổi”, Alyssa nói. “Em vẫn làm mọi việc mà một đứa trẻ tầm tuổi mình làm, nhưng bên cạnh đó, em đã bắt tay vào tập luyện để trở thành một phi hành gia thực thụ và đặt chân lên Sao Hỏa!”.
Dưới đây là một đoạn video ngắn nói về cô bé sẽ dẫn đầu cả một thế hệ trẻ, một thế hệ mang niềm hi vọng liên hành tinh của nhân loại trên vai.
Cô bé này có thể là người trẻ tuổi nhất đặt chân lên Sao Hỏa. Việt hóa bởi Dink.
Cô bé Alyssa Carson hiện là thành viên trẻ tuổi nhất tham gia vào Dự Án PoSSUM (Khoa học Gần một vòng Trái Đất trên Tầng giữa Khí quyển), một chương trình nghiên cứu phi lợi nhuận tìm hiểu về tầng trên của khí quyển, một chương trình cần thiết cho mọi phi hành gia sẽ bay lên vũ trụ.
Thực sự, đây là một danh sách dài đầy ấn tượng cô bé đang bước từng bước một, những bước đi vững chắc, để trở thành một nhà du hành vũ trụ. Và những bước đi ấy đã và đang chuẩn bị cho em trở thành người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa.
“Cô bé có một định hướng tâm lý rất đúng đắn, cô bé đang làm mọi thứ cần phải làm khi còn ở trên Trái Đất, để sẵn sàng cho chuyến du hành lên Sao Hỏa của mình”, đó là những gì Paul Foerman, giám đốc ban ngoại giao của Trung tâm Vũ trụ Stennis của NASA.
Bước đi tiếp theo của cô bé là học một khóa huấn luyện điều tiết oxy và một khóa học lặn cao cấp.
Sau dó, em dự định sẽ theo học Đại học Cambridge tại Anh, lấy bằng Thạc sĩ trong lĩnh vực kĩ sư vũ trụ tại Đại học Vũ trụ Quốc tế tại Pháp và em sẽ tới MIT để theo học ngành sinh học vũ trụ. Một chặng đường dài và sẽ cực kì vất vả, nhưng Alyssa đã quyết tâm trở thành một nhà du hành vũ trụ và em vẫn còn nhiều năm tuổi trẻ phía trước.
Và đúng như thế, sứ mệnh vũ trụ tới Sao Hỏa của NASA theo dự kiến sẽ được tiến hành vào năm 2030, khi đó cô bé Alyssa sẽ tới tuổi 29, một độ tuổi trường thành thích hợp và chỉ thấp hơn mức trung bình của các phi hành gia vài năm thôi (các ứng viên phi hành gia có độ tuổi trải từ 26 cho tới 46 tuổi, tuổi trung bình sẽ là 34).
Bố của cô bé, ông Bert Carson vẫn là một người cha ủng hộ con gái hết mình, bên cạnh đó ông đã học được thêm vô vàn điều hay về vũ trụ rộng lớn. Tuy vậy, ông Bert vẫn cảm thấy buồn với suy nghĩ rằng cô con gái yêu quý của mình sẽ một ngày rời khỏi Trái Đất, có lẽ là rời đi mãi mãi.
“Điều đó quả là khó khăn”, ông Bert nói. “Nhưng đó là điều cô bé vẫn muốn làm và tôi phải ủng hộ đứa con của mình và tôi sẽ phải để cô bé đi. Vũ trụ này rộng lớn hơn bản thân hai chúng tôi nhiều lắm”.
Thậm chí nếu như chuyến đi lên Sao Hỏa kia chỉ là chuyến bay một chiều, Alyssa vẫn không hề e ngại.
“Dù rằng có rất nhiều sự rủi ro ẩn chứa trong chuyến hành trình này, em vẫn tin rằng phần thưởng cho mình còn lớn hơn nhiều lần”, cô bé nói. “Cuối cùng thì, sứ mệnh này vẫn sẽ chứa đựng rất rất nhiều điều tốt đẹp”.
Cô bé Alyssa Carson, đại diện cho thế hệ những con người trẻ tuổi, sẽ làm nên lịch sử và có lẽ, thêu dệt cả tương lai. Tất cả đều ủng hộ em và quyết định ấy. Sao Hỏa sẽ đón chào em với sứ mệnh lịch sử của loài người trên vai!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?