Có lẽ nào Thomas Edison đã tạo ra được một thiết bị để trò chuyện với người đã khuất?
Có những người tin tưởng như vậy, nhưng vì không có bằng chứng nào, có lẽ ta phải cam chịu thôi.
- Có tất cả 7 mốc phát triển trong nền văn minh Vũ trụ, Trái Đất còn chưa với tới mức thang thứ nhất
- Người ta vừa phát minh lại cái ô theo cách bạn chưa bao giờ nghĩ tới: mở ngược
- Áp dụng công nghệ trên tàu siêu tốc shinkansen Nhật Bản, người Đức phát minh lại thang máy
- Mừng sinh nhật Nikola Tesla, hãy cùng điểm lại tiểu sử của một trong những nhà phát minh lỗi lạc nhất lịch sử loài người
"Gần đây, tôi đã bỏ ra chút thời gian để dựng nên một bộ thiết bị, nhằm xem xem có cách nào để một nhân cách con người đã rời bỏ cuộc sống này liên lạc được với chúng ta không".
Những câu chữ trên do chính nhà phát minh Thomas Edison nói ra trong một buổi phóng vấn hồi tháng Mười, năm 1920, được đăng tải trên Tạp chí Người Mỹ - The American Magazine. Thời ấy, Edison nói gì thì người ta cũng nghe theo. Hiểu bằng một cách nào đó dễ hơn, thì Thomas Edison chẳng khác gì một siêu sao: Một con người có thể làm chủ máy móc trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp thì hẳn sẽ phải được trọng vọng.
Những con số cũng nói lên tầm vóc của Edison: ông sở hữu tới 1.093 bằng sáng chế. Bản thân Edison đã góp công sức dựng nên những kì quan công nghệ thay đổi cách thức người ta sống, bao gồm đèn điện, thiết bị quay phim, máy chiếu và máy quay đĩa.
Nhưng có thật là Edison đã tạo ra một thiết bị cho phép ta có thể nói chuyện với người đã khuất?
Nhiều người có niềm tin rằng Edison đã thực sự tạo ra một cỗ máy như vậy, và họ cho rằng nó đã biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu không có thiết bị mẫu nào, không có bản vẽ nào được lưu lại hay được tìm thấy, liệu ta có thể tin được điều này?
Trong một bài phỏng vấn Edison khác, xuất bản vào cùng tháng và năm với bài trên, nhưng lần này là trên tạp chí Khoa học Mỹ, ông có nói như sau: "Tôi đã nghĩ tới một cỗ máy hoặc một thiết bị có thể vận hành bằng tính cách, một tính cách đã được chuyển qua một trạng thái tồn tại hoặc một thứ khác".
Trong hai bài phỏng vấn khác nhau nhưng gần như cùng một thời điểm, ta có hai tuyên bố khác nhau: một là mới "đang nghĩ tới việc đó", hai là đã "đang xây dựng rồi". Dù bản thân Edison có nói rằng "thiết bị đang trong giai đoạn thử nghiệm", nhưng vì chẳng thể tìm thấy một thiết bị nào như vậy, nên ta đành phải kết luận rằng đây mới chỉ là ý tưởng của Thomas Edison mà thôi.
Nhưng ta cũng có một kết luận khác: rõ ràng là Edison có nghĩ tới việc này. Thời điểm đó là khi Cách mạng Công nghiệp đang diễn ra, nhưng song song với nó, những yếu tố tâm linh cũng đang được hình thành. Hai thứ này trái ngược hẳn nhau, một là những cỗ máy chính xác, khoa học và một mặt là vấn đề tâm linh thần bí, mơ hồ - Dường như chúng đối trọng với nhau để tạo ra một thế giới cân bằng.
Đó là một nhu cầu đương thời cần thỏa mãn
Vậy tại sao Edison, một con người của khoa học lại muốn tìm hiểu một thứ ngược lại với mình? Lúc ấy, những phương cách tâm linh để liên lạc với người đã khuất có thể được gọi là "xu hướng" chung. Nó nổi đến mức khiến nhiều người nghĩ rằng có một phương thức liên lạc như vậy. Và bản thân là một con người của khoa học, Edison cũng nghĩ rằng ông có thể bằng khoa học, tạo ra một thiết bị phục vụ mục đích ấy.
Những buổi gọi hồn với những cái bàn tự di chuyển.
"Tôi không khẳng định rằng nhân cách của một cá nhân tồn tại dưới một dạng khác", ông nói với tạp chí Khoa học Mỹ. "Tôi không khẳng định điều gì cả, bởi lẽ tôi chẳng biết gì về chủ đề này.
Nói thẳng ra, là chẳng cá nhân nào biết được cả. Nhưng tôi xin khẳng định là có thể tạo ra được một thiết bị tinh vi đến mức nếu như tồn tại nhân cách con người ở một dạng khác, những nhân cách thực sự muốn liên lạc với người sống chúng ta, thì thiết bị này sẽ giúp ‘họ’ có được cơ hội liên lạc tốt nhất, tốt hơn là mấy cái bàn nghiêm, bảng cầu cơ hay những cách liên lạc hiện hành khác".
Bản thân tuyên bố này đã mang tính khoa học: nếu như xã hội có một nhu cầu nào đó, cần phải tạo ra một phát minh để thỏa mã nhu cầu ấy. Ông so sánh việc này cũng giống như việc con người đã thực hiện với thuốc thang, điện, hóa học và nhiều lĩnh vực khác.
Edison đã tưởng tượng ra cái máy đó như thế nào?
Ông cho ta biết rất ít về thứ thiết bị thần kì mà ông định chế tạo. Hoặc là ông đang giữ bí mật của mình dưới góc độ một nhà kinh doanh, hoặc là ông chẳng có ý tưởng cụ thể nào dưới góc độ của một nhà sáng chế.
"Thiết bị này có bản chất giống như một cái van vậy", ông nói, liên tưởng tới việc sử dụng một cái van nhỏ bé mà vận hành được cả một cỗ máy hơi nước khổng lồ. Thông qua cái van - thiết bị cực nhạy của Edison, ta có thể nghe được lời thì thầm của linh hồn, đủ rõ để mà nghiên cứu.
Ngoài ra, Thomas Edison không nói gì hơn cả. Ta chẳng có bằng chứng xác đáng nào về việc một cỗ máy như thế đã từng tồn tại. Có thể ông đã tạo ra nó nhưng rồi đã phá hủy mọi thứ, kể cả bản vẽ. Hoặc cũng có thể là kết quả chẳng ra sao, Edison không bao giờ nhắc đến nó nữa để tránh làm hỏng tới danh tiếng.
Sự sống sau cái chết?
Trong những bài phỏng vấn này, Edison không cho thấy rằng ông tin vào tồn tại cuộc sống sau khi chết. Ông phỏng đoán rằng sự sống là không thể bị phá hủy, và "cơ thể của chúng ta được cấu tạo từ vô số thực thể tí hon, mà mỗi một thực thể ấy lại là một sự sống".
"Nhiều bằng chứng cho thấy là con người chúng ta sống giữa nhau như một cộng đồng chứ không phải như những đơn vị nhỏ lẻ. Đó là lý do vì tao tôi tin là mỗi chúng ta được cấu tạo từ hàng triệu thực thể, cơ thể và trí óc chúng ta đại diện cho tâm hồn và giọng nói của những thực thể ấy ... Những thực thể sống vĩnh cửu ... Cái chết chỉ là sự chia cắt giữa các thực thể ấy và cơ thể ta mà thôi".
Và ông kết luận chân thành rằng "Tôi thực sự mong nhân cách của chúng ta còn tồn tại sau khi chết. Nếu như đúng như vậy, thì thiết bị của tôi mới có thể có ích. Đó là lý do tại sao tôi đang tạo thiết bị nhạy cảm nhất từng được chế tạo, để có thể có được kết quả chính xác nhất".
Nhưng có lẽ là chưa bao giờ tồn tại một thiết bị như thế. Nếu có và nếu nó thực sự hoạt động, thì thế giới này đã khác đi rất nhiều.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming