Có lý do khoa học khiến khán giả căm ghét tạo hình của thần đèn Will Smith trong "Aladdin"
Hình ảnh xanh lè của nhân vật thần đèn (do Will Smith thủ vai) đã khiến internet hoảng loạn vì quá xấu, và đây là lý do khoa học đứng đằng sau những lời chê bai đó.
- Dọn nhà đón Tết: Hội chứng tích trữ đồ đạc vô dụng trong nhà, tác hại và 5 nguyên tắc dọn sạch chúng
- "Hội chứng thị giác máy tính" khiến thanh niên đọc chậm hơn 14% so với người trên 65 tuổi
- Chàng trai 22 tuổi mắc hội chứng Down và đế chế kinh doanh tất chân triệu USD, được Tổng thống Mỹ mua và dùng trong dịp đặc biệt
Vài ngày trước, khán giả toàn cầu đã được một phen hú hồn sau khi được chiêm ngưỡng trailer của phiên bản live-action "Aladdin". Ngoài diện mạo không được đẹp trai cho lắm của diễn viên chính, dân tình sau đó còn phải kêu cứu vì tạo hình xanh lè của nhân vật thần đèn (do Will Smith thủ vai) trông quá thiếu tự nhiên, hiệu ứng đồ họa CGI không đẹp và cực thiếu thẩm mỹ.
Trên thực tế, cảm giác gượng gạo và có đôi phần sợ hãi của khán giả sau khi thấy thần đèn xấu xí kia là chuyện hoàn toàn bình thường, có thể dễ dàng lý giải bằng một hội chứng có tên "uncanny valley" hay "thung lũng kỳ lạ"
Uncanny valley là gì?
Hội chứng này được nhà nghiên cứu robot Masahiro Mori định nghĩ vào năm 1970, ám chỉ vẻ chân thực của một vật thể (như robot hoặc các hình nhân giống con người) trông quá giống thật, khiến chúng trở nên hấp dẫn, thu hút hoặc thậm chí gây khó chịu, sợ hãi cho người đối diện.
Mori phát hiện ra hội chứng này khi chế tạo robot theo gương mặt của chính mình. Ông đi từ cảm giác thích thú rồi dần dần đến sợ hãi khi con robot ngày càng giống người hơn. Mori đã miêu tả về hiệu ứng này thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện cảm giác của con người khi gặp phải hội chứng "thung lũng kỳ lạ"
Cụ thể, cảm giác của chúng ta sẽ tăng dần sự thích thú từ những con robot đơn giản, có tạo hình máy móc tới các nhân vật hoạt hình đầy màu sắc. Tuy nhiên cảm giác này sẽ bị đẩy xuống mức khó chịu khi bắt gặp phải robot có tạo hình giống con người, sau đó tăng ngược trở lại lên mức thích thú khi nhìn thấy người thật. Phần biểu đồ trũng xuống chính là thung lũng kỳ lạ - uncanny valley.
Nói một cách đơn giản hơn, đây là hội chứng mà không ít người sẽ cảm thấy khi nhìn vào những con robot giống người thật, ma nơ canh đặt ở cửa hiệu quần áo hoặc búp bê, v.v... Ngay cả việc chơi game hoặc xem phim với những hình ảnh tương tự cũng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Mặc dù vậy, giới khoa học vẫn tranh luận không ngừng về việc liệu hiệu ứng này có thực sự tồn tại hay không. Nhiều người cho rằng uncanny valley là thật, tuy nhiên một số khác lại khẳng định, đây chỉ là một cảm giác thông thường của con người khi nhìn thấy những thứ kỳ lạ.
Uncanny valley có thể là lý do chính khiến thần đèn Will Smith bị chê bai thậm tệ
Có thể dễ nhận thấy, tạo hình CGI thiếu tự nhiên của thần đèn mang hình hài Will Smith đã khiến không ít người bị rơi vào cảm giác khó chịu, sợ hãi và gượng gạo, khả năng lớn là do hội chứng "thung lũng kỳ lạ" gây ra.
Trái lại, một số phim Hollywood khác đã tận dụng được uncanny valley để khiến tác phẩm trở nên đặc sắc hơn, như "The Polar Express" (2004), "Beowulf" (2007), "Mars Needs Moms" (2011), "Rogue One: A Star Wars Story" (2016) hoặc mới đây là "Alita: Battle Angel" (2019). Và tất nhiên, một số phim cũng bị thua lỗ nặng hoặc phải chỉnh sửa lại hình ảnh vì tạo hình của họ trông quá xấu, có thể kể đến "Final Fantasy: The Spirits Within" cùng doanh thu thấp hoặc "Shrek" phải sản xuất lại vì khiến trẻ em khóc thét trong một buổi chiếu thử.
Trái lại, không thể không kể đến một số phim hoạt hình có nhân vật 3D cực giống người thật, thế nhưng vẫn thu hút được sự yêu mến của khán giả, ví dụ như "The Incredibles" (2004), "Frozen" (2013), "Coco" (2017) và series "How to Train Your Dragon".
Một vài ví dụ điển hình về uncanny valley
Người vợ của nhân vật chính trong game "Medal of Honor: Warfighter"
Robot Tara
Annabelle
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?