Cổ phiếu Microsoft vừa lập kỷ lục cao nhất trong vòng 31 năm qua, đây là lý do vì sao
Microsoft có thể không đi tiên phong trong các công nghệ mới, không tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng, không phô trương hào nhoáng như Apple hay Facebook. Nhưng Microsoft vẫn sẽ ở đó.
Ngày hôm qua, giá cổ phiếu của Microsoft vừa đạt mốc kỷ lục 74,3 USD. Trước đó vài giờ, Microsoft đã công bố báo cáo tài chính Q2/2017 với những con số vô cùng ấn tượng. Nhờ đó, đã có lúc giá cổ phiếu của Microsoft chạm mốc 77 USD.
Những con số này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Microsoft, được thành lập từ năm 1986. Microsoft vừa thiết lập kỷ lục cao nhất trong vòng 31 năm qua, với giá trị thị trường đạt 570 tỷ USD.
Đà tăng trưởng của Microsoft khiến nhiều chuyên gia phân tích khá bất ngờ, khi mà đã từng có khoảng thời gian Microsoft gặp khó khăn trong việc tìm ra hướng đi mới cho mảng kinh doanh phần mềm của mình.
Thị trường máy tính đóng băng, thương vụ thâu tóm Nokia thất bại, hệ điều hành Windows 10 được phát hành miễn phí. Chính những điều đó đã khiến các nhà phân tích mất niềm tin vào Microsoft, nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại.
Vậy vì sao Microsoft vẫn có thể tăng trưởng và chạm mốc kỷ lục trong 31 năm tồn tại?
Thời đại của các thiết bị di động đã đến, đã có nhiều cuộc cách mạng công nghệ diễn ra, tuy nhiên gã khổng lồ Microsoft vẫn kiếm được 21 tỷ USD lợi nhuận trên 90 tỷ USD doanh thu trong năm tài chính vừa qua.
Các mảng kinh doanh cốt lõi của Microsoft vẫn là một đế chế rất lớn, vẫn còn nhiều thứ đang hoạt động và phát triển mặc dù tốc độ khá chậm. Song hành với mảng kinh doanh cốt lõi, Microsoft cũng thực hiện những thay đổi để bắt kịp với xu hướng công nghệ.
Đó là những chiếc máy tính di động để thay thế cho máy tính để bàn, các dịch vụ thuê bao để thay thế cho các phần mềm được bán trong những chiếc đĩa CD kèm hộp. Mảng kinh doanh cốt lõi bền vững và những thay đổi mới đã giúp Microsoft không sụp đổ trước những xu hướng công nghệ mới của thế giới.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng giúp Microsoft tăng trưởng mạnh mẽ chính là điện toán đám mây. Đây chính là công nghệ mà mọi doanh nghiệp trên thế giới đều cần đến, nó đem lại chi phí rẻ, thuận tiện khi sử dụng các phần mềm và lưu trữ được một lượng lớn dữ liệu.
Microsoft có một lợi thế lớn trước các đối thủ khác, đó là việc tích hợp các phần mềm doanh nghiệp trong nền tảng đám mây Azure. Lần đầu tiên sau nhiều năm, doanh thu từ Office 365 đã vượt qua cả doanh thu bán phần mềm Office truyền thống.
Các doanh nghiệp không còn muốn bỏ tiền để mua phần mềm bản quyền nữa, họ muốn sử dụng các dịch vụ được cập nhật liên tục và lưu trữ dữ liệu trên đám mây để có thể làm việc mọi lúc mọi nơi.
Nhờ việc thay đổi từ bán phần mềm sang bán dịch vụ, Microsoft vẫn có thể tăng trưởng ngay cả khi thị trường máy tính đóng băng. Dự đoán doanh thu từ dịch vụ đám mây thương mại của Microsoft có thể sẽ đạt 20 tỷ USD trong năm tài chính 2018 sắp tới. Đó là một con số ấn tượng.
Microsoft có thể không đi tiên phong trong các công nghệ mới, không tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng, không phô trương hào nhoáng như Apple hay Facebook. Nhưng Microsoft vẫn sẽ ở đó, ở một vị trí vững chãi mà khó có đối thủ nào có thể lật đổ.
Tham khảo: recode
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI