Có thể bạn còn chưa biết nhiễm độc chì từng góp phần hủy diệt Đế chế La Mã siêu cường

    Dink,  

    Theo lời giáo sư Jerome Nriagu, lý do Đế chế La Mã sụp đổ là do nhiễm độc chì nặng trong phần lớn cư dân La Mã thời đó.

    Ngộ độc chì nguy hiểm như thế nào với sức khỏe con người? Nghiên cứu cho thấy rằng, với bất kì mức độ ngộ độc nào, nặng hay nhẹ, cơ thể con người và nhất là trẻ nhỏ đều bị ảnh hưởng. Chúng ta đã biết rằng ngộ độc chì gây ra việc chậm phát triển ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não bộ của trẻ và thậm chí có thể gây tử vong. Nhưng liệu ngộ độc chì có thể gây ra sự tàn lụi của cả một đế chế không? Nhiều năm về trước, đã có những tranh cãi xảy ra về sự sụp đổ của Đế chế La Mã là do ngộ độc chì gây nên.

    Sự sụp đổ của Đế chế La Mã.
    Sự sụp đổ của Đế chế La Mã.

    Trong thực tế, người La Mã đã sử dụng chì trong rất nhiều lĩnh vực: làm đường ống dẫn nước, nấu ăn và thùng đựng nước, thậm chí cả trong việc trang điểm. Việc sử dụng chì rộng rãi như vậy rất có thể đã dẫn tới nhiều ảnh hưởng trong cộng đồng: sảy thai với phụ nữ, giảm số lượng tinh trùng ở đàn ông và khiến trẻ nhỏ chậm phát triển, chưa kể nó có thể gây nên việc tâm thần không ổn định và giảm khả năng vận hành cơ thể.

    Ống nước làm bằng chỉ của Đế chế La Mã.
    Ống nước làm bằng chỉ của Đế chế La Mã.

    Năm 1983,Tạp Chí Dược Anh đăng một bài báo của tác giả Jerome Nriagu, mở lại một vấn đè đã lắng xuống gần 2 thập kỉ. Trong một cuốn sách được ông xuất bản trong cùng năm 1983, trong đó ông đã nêu lại vấn đề rằng “nhiễm độc chì đóng một phần cực kì lớn trong sự sụp đổ của Đế chế La Mã”.

    Trong cuốn sách của mình, Nriagu đã đưa ra những bằng chứng chì có trong những bữa ăn của những người đứng đầu Đế chế vào giữa giai đoạn năm 30 trước Công nguyên và năm 220 sau Công nguyên. Nriagu kết luận rằng chì trong thức ăn và rượu nho là nguồn nhiễm độc chính.

    Để làm ngọt thức ăn và ủ rượu nho, người La Mã cổ đã tiến hành đun nấu nho làm sirô trong những nồi niêu làm bằng vật liệu chì. Công thức nấu ăn cổ của người La Mã được thử nghiệm với công nghệ hiện đại và đã cho kết quả chì cực kì cao: 240 tới 1000 milligram với mỗi lít sirô. Vậy là chỉ với một thìa 5 ml sirô cũng có thể gây nhiễm độc chì nặng.

    Những bữa ăn của quý tộc La Mã không thể thiếu rượu nho.
    Những bữa ăn của quý tộc La Mã không thể thiếu rượu nho.

    Nriagu tin rằng với thói quen ăn uống của người La Mã, việc nhiễm độc chì từ nguồn nặng như vậy là không thể tránh khỏi. Ông lấy một ví dụ điển hình là Hoàng đế Claudius, người trị vì La Mã vào khoảng 24 tháng 1 năm 41 cho đến khi băng hà năm 54, vị hoàng đế mà Nriagu tin rằng bị nhiễm độc chì rất nặng. “Claudius nói năng rất vấp, tứ chi yếu, dáng đi vụng về, có vấn đề về tâm lý và thường xuyên bị chảy dãi”. Tuy nhiên tác giả không khẳng định chắc chắn những tuyên bố của mình và coi như đây là một “cuộc tranh luận còn kéo dài”.

    Nhà khoa học Clair Patterson đã ủng hộ nghiên cứu này của Nriagu, ông cố gắng dựa vào đó để thuyết phục chính phủ dừng việc sử dụng chì trong sản xuất xăng. Patterson còn đưa ra một bằng chứng nữa khi ông tiến hành đo nồng độ chì trong nước tại song Tiber (con sông lớn tại Ý, nguồn nước của Đế chế La Mã) và nước tại cảng Trajanic, nồng độ chì trong nước tại hai địa điểm này cao hơn 100 lần so với nước ở các khu vực khác trong khu vực.

    Sông Tiber tại Ý.
    Sông Tiber tại Ý.

    Nhưng ngay sau đó, dược sĩ và người theo chủ nghĩa kinh điển John Scarborough đã lên tiếng chỉ trích cuốn sách của Nriagu “đầy bằng chứng giả, những trích dẫn sai lệch và xấc xược, một cuốn sách không hề đáng tin”. Những kết luận trong cuốn sách phản bác của Scarborough đã xé tan toàn bộ lập luận của Nriagu.

    Scarborough chỉ ra rằng hệ thống ống dẫn nước thời La Mã không chỉ làm bằng chì, rất nhiều được làm bằng đá hoặc gốm. Những xét nghiệm xương của người La Mã cổ cũng cho thấy rằng lượng chì trong xương của họ ít hơn nhiều lần so với người châu Âu hiện đại.

    Hệ thống dẫn nước của Đế chế La Mã.
    Hệ thống dẫn nước của Đế chế La Mã.

    Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng người La Mã đã hấp thụ rất nhiều chì trong quá trình sống của mình. Nhiều người không có lựa chọn nào khác như nô lệ làm việc tại các mỏ khai thác chì. Những tầng lớp giàu có uống rượu nho được ủ trong những thùng chì hay phụ nữ trang điểm bằng kem chứa chì.

    Scarborough kết luận rằng người La Mã cổ đại có biết tới sự hiện diện của nhiễm độc chì, nhưng nó không phải là nguồn căn của việc toàn bộ Đế chế La Mã tàn lụi. Cuốn sách của Nriagu là không hề đáng tin. Mặc dù vậy, có thể đã xảy việc nhiễm độc chì trong một nhóm người La Mã cổ, bằng chứng là tỉ lệ sinh đẻ thấp bất thường vào những năm dần tàn lụi của toàn bộ Đế chế.

    Dù có hay không ảnh hưởng của nó tới sự sụp đổ của toàn bộ Đế chế La Mã, vấn nạn nhiễm độc chì lại một lần nữa nhức nhối trong xã hội hiện đại. Khi mà thức ăn, nước uống và cả vật dụng gia đình đều có thể là nguồn nhiễm độc chì. Chúng ta cần phải cảnh giác trước vấn nạn này.

    Nguồn Tổng Hợp.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ