Có thể bạn không biết Pokemon Go chính là lý do SoftBank chấp nhận bỏ 32 tỷ USD mua ARM

    TVD,  

    Nếu nhìn bên ngoài thì đây là 2 sự kiện không liên quan đến nhau, nhưng nếu xem xét kỹ hơn thì quả thực 2 sự kiện này không có chút gì liên quan đến nhau.

    Thế giới công nghệ vừa đón nhận 2 sự kiện gây chấn động. Một là tựa game Pokemon Go với lối chơi hoàn toàn mới dựa trên công nghệ thực tế tăng cường AR. Hai là việc tập đoàn công nghệ viễn thông SoftBank chấp nhận bỏ 32 tỷ USD mua hãng thiết kế chip ARM.

    Nếu nhìn bên ngoài thì đây là 2 sự kiện không liên quan đến nhau, nhưng nếu xem xét kỹ hơn thì quả thực 2 sự kiện này không có chút gì liên quan đến nhau. Tôi đùa thôi!

     SoftBank muốn thâu tóm ARM với giá trị 32 tỷ USD, trong khi thị trường smartphone sụt giảm.

    SoftBank muốn thâu tóm ARM với giá trị 32 tỷ USD, trong khi thị trường smartphone sụt giảm.

    Bởi thực sự thì chính tựa game Pokemon Go là lý do khiến cho SoftBank nhìn thấy tiềm năng thực sự của hãng thiết kế chip di động ARM, để rồi chấp nhận bỏ ra số tiền khổng lồ 32 tỷ USD để đánh cược vào canh bạc này.

    ARM - Hãng thiết kế chip di động hàng đầu hiện nay

    Theo báo cáo, số lượng chip di động sử dụng thiết kế ARM đã đạt mốc 15 tỷ tính đến hết năm 2015. Con số này cho thấy hầu hết smartphone trên thế giới đều sử dụng chip di động ARM. Chính xác là chiếm tới 85% thị phần chip di động hiện nay.

    Mặc dù hãng này không thực sự sản xuất chip xử lý, giống như Qualcomm, nhưng chỉ riêng việc bán lại bản quyền kiến trúc thiết kế cho các nhà sản xuất cũng đem về số tiền khổng lồ.

     ARM có lợi thế rất lớn nếu như thị trường smartphone bắt đầu một kỷ nguyên công nghệ mới.

    ARM có lợi thế rất lớn nếu như thị trường smartphone bắt đầu một kỷ nguyên công nghệ mới.

    Thế nhưng thị trường smartphone đang chững lại, các hãng smartphone lớn như Apple cũng gặp khó khăn. Nó kéo theo việc kinh doanh của hãng thiết kế chip ARM cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.

    Nhưng trong tình cảnh đó, SoftBank vẫn quyết tâm mua hãng thiết kế chip di động này với giá trị khổng lồ 32 tỷ USD. Đây là mức giá cao hơn cả thương vụ 20 tỷ USD thâu tóm mạng di động Sprint của Softbank năm 2013.

    Vẫn biết CEO Masayoshi Son là một người liều lĩnh và thích đánh cược bằng các khoản đầu tư, nhưng ông không hề đầu tư một cách mù quáng mà tất cả đều là sự tính toán cẩn thận.

    Vậy vì sao tập đoàn công nghệ viễn thông SoftBank lại chấp nhận mạo hiểm để đánh cược vào canh bạc 32 tỷ USD này?

    Câu trả lời bất ngờ lại chính là Pokemon Go

    Một cách nghiêm túc, tựa game di động Pokemon Go chính là lý do khiến cho SoftBank nhận ra tiềm năng thực sự của hãng thiết kế chip ARM trong tương lai. Hãy để tôi giải thích rõ ràng tại sao.

    Đầu tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng smartphone đang trở nên quá nhàm chán. Kể từ năm 2007, khi mà chiếc iPhone đầu tiên ra mắt, chúng ta đã được chứng kiến một ma thuật đáng kinh ngạc. Đó là tất cả mọi thứ từ giải trí, chơi game, nghe nhạc cho đến công việc, email, soạn thảo, duyệt web đều được tích hợp bên trong một thiết bị cầm tay nhỏ xíu.

     Smartphone đang dần trở nên nhàm chán.

    Smartphone đang dần trở nên nhàm chán.

    Để rồi sau khi chứng kiến bước tiến công nghệ đáng kinh ngạc đó, chúng ta chưa một lần có được sự bất ngờ tương tự. Smartphone đã trở nên quá nhàm chán, với những cuộc chạy đua cấu hình, tính năng mới. Nhưng không có gì là “ma thuật” thực sự.

    Và Pokemon Go ra mắt, cho chúng ta cảm giác giống hệt với năm 2007 đó. “Không thể tin được”, làm thế nào mà một tựa game di động lại có thể khác biệt đến vậy, làm thế nào mà một chiếc smartphone có thể làm được những điều đó?

     Cho đến khi Pokemon Go xuất hiện.

    Cho đến khi Pokemon Go xuất hiện.

    Khi mà người ta nói về công nghệ thực tế ảo VR, về những thiết bị đắt tiền như Hololens hay Oculus Rift. Thì thứ thực sự làm chúng ta bất ngờ và tạo được cơn sốt trên toàn thế giới lại chỉ là một tựa game thực tế tăng cường AR trên những chiếc smartphone thông thường.

    Pokemon Go chứng minh rằng những chiếc smartphone nhàm chán hoàn toàn vẫn có thể làm nên được điều kỳ diệu. Và đó là lúc ARM bắt đầu lên tiếng.

    Chuyên gia phân tích Amir Anvarzadeh đến từ BGC Partners nhận xét: “Công nghệ thực tế tăng cường AR đã thực sự bùng nổ sau thành công của Pokemon Go. Trong khi đó, ARM lại có một vị thế rất tốt để bắt kịp xu hướng này”.

     Công nghệ thực tế tăng cường AR hứa hẹn sẽ hồi sinh thị trường smartphone.

    Công nghệ thực tế tăng cường AR hứa hẹn sẽ hồi sinh thị trường smartphone.

    Nếu như các nhà sản xuất chip di động và smartphone muốn các thiết bị của mình hỗ trợ tốt hơn công nghệ thực tế tăng cường AR trong tương lai, họ sẽ lại phải nhờ đến hãng thiết kế chip ARM. Bởi kiến trúc ARM vẫn là nền tảng giúp những con chip di động xử lý được các công nghệ mới này.

    Chính vì vậy mà vị thế của ARM sẽ tiếp tục được nâng lên cao, các nhà sản xuất smartphone sẽ tiếp tục phải phụ thuộc. Còn thị trường smartphone thế giới có thể tăng trưởng trở lại, đó là lúc “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để giúp tập đoàn SoftBank thoát khỏi khó khăn hiện tại.

    Hiện tại SoftBank vẫn còn đang nợ 100 tỷ USD và sẽ phải đi vay để có thể hoàn thành thương vụ mua lại ARM. Chính điều đó khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy lo lắng và làm cổ phiếu SoftBank giảm 10%. Nhưng CEO Masayoshi Son tỏ ra rất tin tưởng vào thương vụ này, ông chắc chắn rằng 10 năm nữa những người phản đối ông sẽ phải nhìn nhận lại.

    Tham khảo: Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ